Nổi da gà với loài động vật chân bụng có áo giáp sắt

Rất sâu dưới đáy Ấn Độ Dương, gần miệng phun thủy nhiệt nóng nực, nơi những dòng nước nóng phun trào thành những cột khói đen và cao, có loài động vật chân bụng kỳ lạ sinh sống với tên khoa học là Chrysomallon squamiferum. Đây là một loài ốc sên thủy nhiệt thuộc họ động vật thân mềm sống dưới đáy biển sâu.

Môi trường sống khắc nghiệt đã khiến ốc phải tự thích nghi bằng một bộ "áo giáp" độc đáo. Đó chính là một chiếc vỏ gồm ba lớp.

Nổi da gà với loài động vật chân bụng có áo giáp sắt
Ốc sên thủy nhiệt sống dưới đáy biển sâu.

Lớp ngoài cùng dày khoảng 30 micromet, được làm bằng sulfua sắt. Lớp này có thể vỡ khi bị va đập nhưng đó cũng là cách để ốc hấp thụ năng lượng, đồng thời làm nản lòng bất cứ kẻ thù nào muốn tấn công nó.

Lớp giữa là sừng hữu cơ, tương tự như lớp phủ bằng protein mỏng ở trên các loại vỏ ốc khác. Đây cũng là lớp dày nhất trong ba lớp và cũng là dày nhất (khoảng 150 micromet), có tác dụng như một tấm đệm hữu cơ "giảm đau" cho ốc.

Lớp trong cùngaragonite - một dạng canxi carbonat thường được tìm thấy trong vỏ của nhiều loài động vật thân mềm và san hô khác nhau.

Nổi da gà với loài động vật chân bụng có áo giáp sắt
Đây là loài sinh vật duy nhất trên Trái đất được biết đến với khả năng sử dụng sắt trong chính bộ vỏ của mình để làm lớp bảo vệ.

Nổi da gà với loài động vật chân bụng có áo giáp sắt
Môi trường sống khắc nghiệt khiến ốc phải thích nghi với chiếc vỏ gồm 3 lớp.

Như vậy, mỗi lớp trong chiếc vỏ dày của ốc đều có vai trò quan trọng đóng góp vào sự hiệu quả về mặt phòng ngự của ốc. Các nhà khoa học cho biết đây là loài sinh vật duy nhất trên Trái đất được biết đến với khả năng sử dụng sắt trong chính bộ vỏ của mình để làm lớp bảo vệ. Quân đội Mỹ hiện đang nghiên cứu để chế tạo loại áo giáp mới hiệu quả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người dân bắt sống trăn khổng lồ nặng 100kg nuốt chửng con dê

Người dân bắt sống trăn khổng lồ nặng 100kg nuốt chửng con dê

Một trăn dài 6​m, nặng khoảng 100kg đã bị bắt sau khi nuốt chửng một con dê ở Kampung Luar, Siong, Baling, bang Kedah, Malaysia đêm 28/11.

Đăng ngày: 30/11/2016
Chim diệc đói mồi cướp cá của rắn

Chim diệc đói mồi cướp cá của rắn

Khoảnh khắc ấn tượng khi chim diệc giành ăn với rắn bên một hồ nước Ấn Độ được một nữ sinh ghi lại.

Đăng ngày: 30/11/2016
Chiến lược dùng vỏ đáp trả đòn tấn công của loài ốc sên

Chiến lược dùng vỏ đáp trả đòn tấn công của loài ốc sên

Các nhà khoa học Nhật Bản và Nga phát hiện hai loài ốc sên có khả năng tấn công kẻ thù bằng cách đung đưa lớp vỏ qua lại.

Đăng ngày: 28/11/2016
Công viên Nhật gây phẫn nộ vì dùng 5000 con cá sống với lý do không tin nổi

Công viên Nhật gây phẫn nộ vì dùng 5000 con cá sống với lý do không tin nổi

Một công viên chủ đề ở thành phố Kitakyushu, quận Fukuoka, Nhật Bản đang bị dư luận chỉ trích dữ dội sau khi thực hiện kế hoạch chôn sống 5.000 sinh vật biển bên dưới sân trượt băng nhằm nâng cao kiến thức của mọi người về hệ sinh thái biển.

Đăng ngày: 28/11/2016
Gấu trúc tắc ruột vì tham ăn được phẫu thuật cấp cứu

Gấu trúc tắc ruột vì tham ăn được phẫu thuật cấp cứu

Gấu trúc một tuổi trong vườn thú ở Mỹ phải phẫu thuật cấp cứu do miếng trúc to bằng quả chanh làm tắc nghẽn ruột của nó.

Đăng ngày: 28/11/2016
Giun cảm nhận được ánh sáng tốt gấp 50 lần con người

Giun cảm nhận được ánh sáng tốt gấp 50 lần con người

Động vật có thể "nếm" được ánh sáng? Qua nghiên cứu người ta thấy các tế bào của giun có thể phát hiện ra các tia ánh sáng tốt hơn gấp 50 lần mắt con người.

Đăng ngày: 27/11/2016
Tan chảy trái tim với loài rái cá cực dễ thương của Việt Nam

Tan chảy trái tim với loài rái cá cực dễ thương của Việt Nam

Rái cá lông mượt là một loài động vật hoang dã siêu đáng yêu của Việt Nam. Đáng tiếc rằng số lượng của chúng đang bị suy giảm nghiêm trọng.

Đăng ngày: 26/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News