Phát hiện lựu đạn nhà Minh dưới chân Vạn lý Trường thành
Những viên lựu đạn bằng đá nhồi thuốc súng trong lõi là vũ khí thuận tiện để lính gác ném vào kẻ thù muốn công thành.
Số lựu đạn mới phát hiện có thiết kế tương tự những mẫu vật trước đây. (Ảnh: Wikimedia)
Các nhà nghiên cứu phát hiện hàng loạt lựu đạn đá 400 năm tuổi khắc mệnh lệnh yêu cầu binh lính canh gác đề phòng kẻ thù ở đoạn tường Vạn lý Trường thành gần Bắc Kinh, Live Sience hôm 26/10 đưa tin. Phát hiện cho thấy sự đa dạng đáng kinh ngạc của vũ khí nhồi thuốc súng sơ khai sử dụng dưới thời nhà Minh, trị vì từ năm 1368 đến năm 1644, theo Tonio Andrade, giáo sư lịch sử ở Đại học Emory tại Atlanta.
Giới khoa học cho rằng thuốc súng được phát minh tại Trung Quốc vào những năm 900. Khi nhà Minh bắt đầu trị vì, nhiều loại vũ khí sử dụng thuốc súng đã được sử dụng ở Đông Á, bao gồm thiết bị gây nổ với biệt danh như "chuột bay", "gạch lửa", "cầu lửa chông sắt". Theo Xinhua, một nhóm khảo cổ học tìm thấy 59 lựu đạn đá trong tàn tích của một nhà kho bên trong Vạn lý Trường thành ở Bát Đạt Lĩnh, đoạn tường do nhà Minh xây dựng, cách Bắc Kinh khoảng 80km về phía tây bắc.
Số lựu đạn hàng trăm năm tuổi này làm từ đá với một lỗ khoan ở chính giữa để nhồi thuốc súng. Chúng có cấu tạo tương tự những lựu đạn đá tìm thấy trước đó, chứng tỏ đây là vũ khí phổ biến của lính canh dọc Vạn lý Trường thành dưới thời nhà Minh. Sau khi nhồi thuốc súng, lựu đạn có thể được bịt kín và ném đi, không chỉ rơi trúng kẻ thù mà còn gây ra vụ nổ, theo Shang Heng, nhà nghiên cứu ở Viện Khảo cổ học Bắc Kinh. Ông cho biết đây là lần đầu tiên nhà kho chứa vũ khí được phát hiện ở Vạn lý Trường thành.
Ma Lüwei, nhà khảo cổ chuyên nghiên cứu lịch sử quân sự ở Trung Quốc cổ đại, cho biết vũ khí như vậy rất dễ làm và thuận tiện cho binh lính đứng ở Vạn lý Trường thành ném vào kẻ thù xâm lược. Lựu đạn thuở sơ khai thường khiến các vật dụng bắt lửa. Nhưng công thức thuốc súng thời đó vẫn được thiết kế để tối đa hóa sức nổ.
Ngoài số lựu đạn trên, các nhà khảo cổ học còn phát hiện tàn tích của một pháo đài đá gần Trường thành, nhiều tháp canh cũng như hố lửa, bếp nấu, xẻng và đồ dùng gia đình.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
