Chiếc bát gần 600 năm tuổi thời nhà Minh có giá tới 1,9 triệu USD
Chiếc bát tráng men đỏ thời vua Minh Tuyên Tông, cách đây gần 600 năm, được bán với giá 1,9 triệu USD (44 tỷ đồng).
Mức giá bao gồm phí, cao hơn ba lần dự đoán ban đầu, được ấn định trong phiên của Sotheby's New York hôm 21/3. Bát có đường kích 10,1 cm, dưới đế là sáu ký tự màu xanh lam tráng men bên trong một vòng tròn kép.
Hiện vật nằm trong bộ sưu tập của T.Y. Chao (1912-1999) - ông trùm ngành vận chuyển ở Hong Kong, nhà sưu tập cổ vật nổi tiếng. Bát từng được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Hong Kong vào năm 1978, một phần của bộ sưu tập Đồ sứ thời Minh và Thanh thuộc T.Y. Chao Family Foundation.
Bát tráng men đỏ đặc biệt. (Ảnh: Sotheby's)
Theo Sotheby's, men đơn sắc màu đỏ đồng là một trong những thành tựu kỹ thuật và thẩm mỹ lớn nhất của triều đại nhà Minh (1368-1644). Đồ gốm sứ có màu đỏ đậm tươi được ví như hồng ngọc, quý hiếm.
Các thí nghiệm về men đơn sắc màu đỏ đồng diễn ra trong các lò nung từ thời nhà Nguyên (1271-1368), nhưng phải đến triều vua Minh Thành Tổ (1402-1424) và Minh Tuyên Tông (1425-1435) mới hoàn thiện. Đồng phải được thêm vào men gốm một cách có chủ ý để tạo màu sắc mong muốn. Nguyên liệu này chỉ sử dụng một lượng nhỏ, dễ bay hơi trong quá trình nung, nên việc tạo ra màu đồng đều, sắc nét là khó khăn. Các nghệ nhân trải qua nhiều nghiên cứu, cải tiến công thức men cơ bản, thay đổi loại ôxít đồng được sử dụng, giảm lượng thêm vào.
Số lượng lớn đồ gốm sứ tráng men đỏ bị loại bỏ và chôn tại các lò nung Cảnh Đức Trấn ở Giang Tây, chỉ số ít hiện vật được lưu truyền. Theo các chuyên gia, điều này chứng tỏ để sản xuất ra chúng là thách thức với các nghệ nhân.
Màu đỏ đậm như máu thường được xem là "màu đỏ hiến tế". Vì vậy, các vật dụng dùng trong nghi lễ thời nhà Minh chủ yếu là đồ sứ tráng men đỏ đơn sắc. Tuy nhiên, thời vua Minh Tuyên Tông, không có sự phân biệt rõ ràng trong triều đình giữa đồ dùng để cúng tế và ăn uống hàng ngày. Do đó, bát có thể được sử dụng trên bàn thờ hoặc bàn ăn.
Chiếc bát đỏ tại bảo tàng Cố cung Đài Bắc. (Ảnh: Sotheby's).
Bảo tàng Cố cung Đài Bắc hiện lưu giữ ít nhất hai chiếc bát đỏ có hình dáng, kích thước tương tự, một trong số đó là bát uống trà. Bát sau đó được vua Càn Long kết hợp với đĩa ngọc bích có khắc một bài thơ.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
