Thành phố ngầm 10 triệu mét vuông lộ ra dưới lâu đài cổ nổi tiếng
Bên dưới nền móng lịch sử của lâu đài cổ Zerzevan ở tỉnh Diyarbakir - phía Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà khoa học đã phát hiện một khu định cư không thể tin nổi.
Theo Ancient Origins, cuộc khai quật khổng lồ kéo dài suốt 9 năm qua đã hé lộ một thành phố ngầm nhiều tầng, trải rộng trên diện tích lên đến 10 triệu m2 và sức chứa hàng ngàn người, ẩn bên dưới phế tích Zerzevan cổ kính.
Phế tích lâu đài cổ Zerzevan - (Ảnh: AA).
Tờ Daily Sabah đưa tin cuộc khai quật còn phát hiện các công sự dạng tường thành và tháp quan sát quanh lâu đài cổ. Trong khi đó, thành phố bí ẩn bên dưới lâu đài chứa cả một nhà thờ và một kênh nước kéo dài ít nhất vài dặm.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn khai quật được một con dấu từ thời Assyrian, được khắc trên khối đá có niên đại 3 thiên niên kỷ.
Một trong những "đường vào thế giới ngầm" của lâu đài cổ - (Ảnh: ANCIENT ORIGINS).
Bản thân lâu đài cổ Zerzevan, còn được gọi là pháo đài Samachi, đã là một di tích có lịch sử phong phú và đa dạng. Ban đầu, lâu đài này được lập như nơi đồn trú biên giới của Đế chế La Mã vào thế kỷ thứ III sau Công nguyên.
Lâu đài này được kế thừa, hoàn thiện và sửa đổi nhiều thế kỷ sau, trong đó chủ yếu được xây vào giai đoạn từ thế kỷ III đến thế kỷ V. Lâu đài hiện nay chỉ còn là phế tích nhưng mỗi năm vẫn chứng kiến hàng trăm ngàn lượt du khách, dù trung tâm tiếp đón vẫn chưa hoàn thành.
Trong thời kỳ hòa bình, khoảng 1.500 người, bao gồm cả binh lính và thường dân, đã sinh sống bên trong những bức tường thành của lâu đài. Tuy nhiên, trong các thời kỳ xung đột, dân số trong khuôn viên có lúc tăng lên 10.000 người, bao gồm người dân tìm nơi ẩn náu.
Đó có thể là nguyên nhân ra đời của thành phố bí ẩn dưới lòng đất, được cải tạo một cách công phu.
Khoảng 6 khu dân cư đã được khai quật xung quanh lâu đài, bên trong các bức tường thành của nó. Các nhà khảo cổ ước tính có tới 100 khu dân cư như vậy ẩn dưới bề mặt.
Theo NPR, cuộc khai quật vẫn đang tiếp diễn với hy vọng làm sáng tỏ phương thức cư trú đặc biệt này. Những thứ đã lộ diện bao gồm cả các tòa nhà hành chính, các kho vũ khí gây kinh ngạc.
"Khu vực đào mà chúng tôi đang thực hiện bên trong các bức tường thành của lâu đài là 57.000m2. Đó là một khu vực rộng lớn và bên ngoài có thể lên tới 10 triệu m2" - nhà khảo cổ Aytac Coskun của Thổ Nhĩ Kỳ, người đứng đầu cuộc khai quật, cho biết.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long
Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.
