Liệu lịch sử có đảo lộn khi phát hiện gian bếp 780.000 năm của người khác loài ở Biển Chết?
Một nhóm khoa học gia quốc tế làm việc ở khu vực phía Bắc Biển Chết tuyên bố đã tìm thấy những dấu hiệu sớm nhất về việc nấu ăn. Họ là những người khác loài hiện diện hàng trăm ngàn năm trước khi Homo sapiens chúng ta ra đời.
Theo Science Alert, một gian bếp 780.000 tuổi đã được phát hiện bên bờ Biển Chết, khu vực thuộc địa phận Israel, tại một di chỉ khảo cổ mang tên Gesher Benot Ya'aqov.
Một trong những suất cá chép nướng cổ xưa rất nhân loại đã được phục vụ tại đây, là bằng chứng hữu hình cổ xưa nhất về việc con người biết sử dụng lửa để nấu nướng.
Một loài người khác loài, đã tuyệt chủng nào đó đã phát minh ra cách nấu nướng, tạo bước ngoặt lớn cho nhân loại - (Ảnh minh họa từ Archaeology News Network)
Trước đó đã từng có những mẩu than và xương cháy liên kết với người Homo erectus, có thể sống vào khoảng 1,5 triệu năm trước, được tìm thấy ở châu Phi. Tuy nhiên điều này không khẳng định được họ đã nấu nướng hay đơn giản là một con vật bị thiêu đốt bởi một nghi lễ hay điều kiện tự nhiên nào đó.
Ở lục địa Á - Âu, chưa bao giờ có bằng chứng tương tự. Thậm chí có giả thuyết phổ biến rằng tận khi người tinh khôn Homo sapiens chúng ta ra đời, nhân loại mới biết sử dụng lửa để nấu nướng.
Bằng chứng cụ thể giữ kỷ lục trước đây là một lò nướng dạng hố ở châu phi, khoảng 170.000 tuổi, được cho là của Homo sapiens hoặc người Neanderthals, một loài anh em chỉ mới tuyệt chủng cách đây 30.000-40.000 năm và thường sống hòa lẫn với tổ tiên chúng ta.
Tuy nhiên với niên đại 780.000 năm, rõ ràng những con người thắp lên bếp lửa lập kỷ lục mới này không phải loài của chúng ta, vì Homo sapiens chỉ mới xuất hiện hơn 300.000 năm.
Theo nhà khảo cổ học Jens Najoka từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên ở London - Anh, dấu vết trên những mẩu cá cổ đại này cho thấy chúng chỉ được nướng trên lửa như thịt nướng, cá nướng của chúng ta, chứ không phải bị thiêu đốt trực tiếp bằng cách ném vào lửa.
Như vậy, cá rõ ràng được nấu nướng, đồng nghĩa với đoạn lịch sử còn mơ hồ về cách Homo sapiens phát minh ra lửa, đã bị xóa bỏ.
Đây là một phát hiện có tầm quan trọng rất lớn để hoàn thiện và viết lại lịch sử nhân loại, cho thấy ở thời điểm đó bộ não và văn minh con người đã phát triển đến thế nào.
"Có được kỹ năng cần thiết để nấu thức ăn đánh dấu một bước tiến hóa quan trọng vì nó cung cấp thêm phương tiện để sử dụng tối ưu nguồn thực phẩm sẵn có" - nhà khảo cổ Naama Goren-Inbar từ Đại học Hebrew (Jerusalem - Israel), cho biết.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology and Evolution.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
