Khoảnh khắc virus di chuyển trước khi tấn công tế bào

Các nhà nghiên cứu của Đại học Duke (Mỹ) đã ghi lại được đoạn phim 3D thời gian thực đầu tiên cảnh virus đang di chuyển, ngay trước khi chúng tấn công một tế bào.

Khi xem lại clip dài 2 phút rưỡi trong luận văn tiến sĩ của mình, Courtney CJ Johnson (ĐH Duke) cảm thấy như đang xem lại clip ghi lại cảnh người lạ cố gắng đột nhập vào nhà.

Thực tế, clip đó ghi lại cảnh một hạt virus nhỏ hơn hạt cát nghìn lần đang di chuyển và luồn qua các tế bào ruột gắn chặt với nhau. Trong khoảnh khắc thoáng qua, virus tiếp xúc với tế bào và lướt dọc theo bề mặt của nó nhưng không dính vào trước khi liên kết lại.


Một đoạn video hiển vi cho thấy một loại virus (dấu vết màu tím) khi nó tìm đường đến bề mặt tế bào ruột của con người (màu xanh lá cây). (Ảnh: Phòng thí nghiệm Welsher, Đại học Duke).

Johnson là thành viên nhóm nghiên cứu từ Đại học Duke (Mỹ) do Kevin Welsher, trợ lý giáo sư Hóa học dẫn đầu. Cô hợp tác với nghiên cứu sinh tiến sĩ Jack Exell và các cộng sự để tìm ra ra cách quay cảnh 3D khi virus tiếp cận tế bào.

Chúng ta hít thở, ăn vào và tiếp nhận hàng triệu virus mỗi ngày. Hầu hết chúng đều vô hại, nhưng một số trong số đó, chẳng hạn virus gây bệnh cúm hoặc Covid-19, có thể khiến chúng ta bị bệnh. Quá trình lây nhiễm bắt đầu khi virus liên kết và xâm nhập vào tế bào, nơi nó chiếm quyền điều khiển bộ máy tế bào để tạo ra các bản sao.

"Nhưng trước khi có thể xâm nhập, virus phải đến được tế bào trước", Johnson nói.

Điều đó có nghĩa virus phải đi qua lớp bảo vệ của tế bào, chất nhầy lót đường thở và ruột - một trong những tuyến bảo vệ đầu tiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng. Các nhà nghiên cứu muốn hiểu cách virus xâm phạm tuyến phòng thủ này.

"Theo dõi thời điểm trước khi sự lây nhiễm bắt đầu vốn khó khăn, nếu không muốn nói là không thể theo dõi bằng các phương pháp kính hiển vi hiện có", ông Welsher cho hay.

Một phần nguyên nhân là virus di chuyển nhanh hơn 2-3 lần trong không gian bên ngoài tế bào. Tốc độ đó khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn, từ góc độ hình ảnh đến việc virus vốn có kích thước nhỏ hơn hàng trăm lần so với tế bào chúng lây nhiễm.

Johnson nói: “Đó là lý do vấn đề khó nghiên cứu. Dưới kính hiển vi, nó giống như bạn đang cố chụp ảnh một người đứng trước tòa nhà chọc trời. Bạn không thể lấy toàn bộ tòa nhà chọc trời mà vẫn nhìn thấy chi tiết của người đó trong một bức ảnh".

Vì vậy, nhóm đã phát triển phương pháp mới gọi là kính hiển vi theo dõi và hình ảnh 3D (3D-TrIm). Nó là sự kết hợp hai kính hiển vi trong một.

Kính hiển vi đầu tiên sẽ “khóa” virus di chuyển nhanh, quét tia laser xung quanh virus hàng chục nghìn lần mỗi giây để tính toán và cập nhật vị trí của nó. Khi virus nảy lên và di chuyển xung quanh bên ngoài tế bào, kính hiển vi vẫn tập trung vào virus.

Trong khi kính hiển vi đầu tiên theo dõi virus, kính hiển vi thứ hai chụp ảnh 3D của các tế bào xung quanh. Welsher cho biết hiệu ứng kết hợp này giống như điều hướng với Google Maps. Nó không chỉ hiển thị vị trí hiện tại của bạn khi lái xe mà còn cả địa hình, địa danh và tổng thể của vùng đất nhưng ở dạng 3D.

Với phương pháp này, các nhà nghiên cứu không thể chỉ quan sát một người khỏe mạnh khi hít phải các hạt virus từ việc hắt hơi hay ho của người bị bệnh. Đầu tiên, họ phải gắn một nhãn huỳnh quang đặc biệt cho virus trước khi theo dõi nó - những gì kính hiển vi theo dõi là chuyển động của điểm phát sáng. Và hiện tại, họ chỉ có thể theo dõi virus trong vài phút trước khi nó mờ đi.

Jack Exell cho biết thách thức lớn nhất hiện nay là tạo ra các loại virus sáng hơn. Bên cạnh đó, Welsher hy vọng kỹ thuật này giúp cho việc theo dõi virus đang hoạt động ngoài vòng che phủ và trong mô thực tiễn - nơi nhiễm trùng diễn ra đầu tiên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Phát hiện thực vật lớn nhất thế giới rộng tới 200km2

Cánh đồng cỏ biển tại Tây Australia thực chất chỉ do một cây con nhân bản, phát triển bền bỉ qua các thay đổi môi trường trong suốt 4.500 năm.

Đăng ngày: 22/03/2025
Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Sự thật về châu chấu mà ít người biết

Châu chấu là một loài côn trùng, nằm trong phân bộ chứa các côn trùng ăn lá, thuộc bộ cánh thẳng, đầu tròn, thân mập, nhảy giỏi và đặc biệt ăn hại cây xanh.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News