Trên thế giới, đâu là quốc gia không có đèn giao thông?

Đây là quốc gia duy nhất trên thế giới không có đèn giao thông, kể cả ở thủ đô. Thay vào đó, cảnh sát sẽ đóng vai trò điều phối dòng di chuyển của xe cộ. Ngoài ra, đây cũng là quốc gia duy nhất có khí thải CO2 âm.

Câu hỏi

1. Quốc gia nào không có đèn giao thông?

A. Bhutan

B. Brazil

C. Bahamas

D.  Bungari

2. Quốc gia này có địa hình trung bình cao thứ mấy thế giới?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

3. Vì sao quốc gia này lại có khí thải CO2 âm?

A. Do người dân hạn chế đi lại bằng máy bay
B. Do phần lớn diện tích đất đai được phủ rừng
C.Do ở vị trí cao khiến không khí loãng
D.  Do sử dụng rong biển để hấp thu CO2

Trên thế giới, đâu là quốc gia không có đèn giao thông?
Đất nước Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới không có đèn giao thông.

4. Quốc kỳ nước này in hình con vật nào?

A. Thằn lằn
B. Rồng
C. Kỳ nhông
D. Sư tử

5. Ở nước này, người dân được miễn gì?

A. Miễn thuế thu nhập
B. Miễn phí giáo dục
C. Miễn phí y tế
D. Miễn phí giáo dục, y tế

Đáp án

Câu 1: Đáp án A - Bhutan. Bhutan là quốc gia không giáp biển ở châu Á, có biên giới với Trung Quốc và Ấn Độ. Đất nước này không có hệ thống đèn giao thông. Trước đó, Thimphu, thủ đô và là thành phố lớn nhất Bhutan, từng là nơi duy nhất cả nước có đèn giao thông trong 24 giờ. Ngay sau đó, do người dân không đồng ý, đèn bị gỡ bỏ và cảnh sát giao thông lại đảm nhiệm vai trò của mình. Họ đóng vai trò điều phối dòng di chuyển của xe cộ trên đường bằng bàn tay đeo găng trắng.

Câu 2: Đáp án A - 1. Bhutan có địa hình trung bình đứng đầu thế giới, khoảng 3.280m so với mực nước biển. Phía Bắc của đất nước này là các đỉnh núi cao của dãy Himalaya, trong đó đỉnh Gangkhar Puensum cao nhất với hơn 7.570m. Phía Nam gồm nhiều đồi núi, cao nguyên, thung lũng và là nơi cư trú của phần lớn dân Bhutan. Tuy nhiên, Thimphu không phải thủ đô cao nhất. Thủ đô của đất nước Bolivia mới là thủ đô cao nhất thế giới.

Câu 3: Đáp án B - Do phần lớn diện tích đất đai được phủ rừng. Bhutan là quốc gia đầu tiên và duy nhất có mức khí thải CO2 âm trên thế giới. Lý do là bởi 72% diện tích quốc gia này được phủ rừng. Trong Hiến pháp của Bhutan cũng quy định phải có ít nhất 60% tổng diện tích đất đai được phủ rừng trong mọi thời điểm. Toàn bộ đất nước sản sinh ra 2,2 triệu tấn khí CO2 mỗi năm nhưng các khu rừng lại hấp thụ gấp ba lần lượng khí CO2 này. Có thể nói, Bhutan là “bể chứa carbon với hơn 4 triệu tấn khí CO2 mỗi năm”.

Câu 4: Đáp án B - Con rồng. Quốc kỳ Bhutan được chia làm hai màu vàng và cam bởi một đường chéo. Ở giữa hai phần có biểu tượng rồng màu trắng. Con rồng màu trắng trên quốc kỳ cũng tượng trưng cho sự thanh khiết và lòng trung thành. Những viên ngọc đại diện cho sự thịnh vượng, an ninh và bảo hộ nhân dân tại Bhutan. Bhutan được biết tới với biệt danh “vùng đất Rồng Sấm”.

Câu 5: Đáp án D - Miễn phí giáo dục, y tế. Mặc dù GDP của Bhutan ở mức thấp, chính phủ Bhutan vẫn duy trì hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí không chỉ cho người dân Bhutan mà cả những người cư trú trên quốc gia này. Về giáo dục, học sinh ở đây được miễn học phí và các bữa ăn, ngoài ra còn được tặng sách, quần áo và dụng cụ học tập.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sa mạc nào nhỏ nhất thế giới?

Sa mạc nào nhỏ nhất thế giới?

Với diện tích khoảng 2.58km2, sa mạc này được xem là sa mạc có diện tích nhỏ nhất thế giới.

Đăng ngày: 19/10/2023
Đất nước nào là nơi bình yên nhất thế giới?

Đất nước nào là nơi bình yên nhất thế giới?

Đất nước này đứng đầu danh sách quốc gia bình yên nhất thế giới năm 2023. Đây cũng là đất nước được xếp hạng hạnh phúc thứ ba thế giới.

Đăng ngày: 13/10/2023
Trận đánh sử dụng nhiều xe ngựa chiến nhất lịch sử diễn ra ở quốc gia nào?

Trận đánh sử dụng nhiều xe ngựa chiến nhất lịch sử diễn ra ở quốc gia nào?

Trận đánh sử dụng nhiều xe ngựa chiến nhất lịch sử diễn ra ở một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại trước Công Nguyên.

Đăng ngày: 27/09/2023
Cung tên được con người sử dụng từ bao giờ?

Cung tên được con người sử dụng từ bao giờ?

Sự ra đời của cung tên được xem là một trong những bước tiến lớn của loài người trong sử dụng công cụ lẫn các cuộc chiến tranh sau này.

Đăng ngày: 22/09/2023
Vũ khí Trung Quốc nào phổ biến nhất trong thời đại đồ đồng?

Vũ khí Trung Quốc nào phổ biến nhất trong thời đại đồ đồng?

Đây là loại vũ khí được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc khi bước vào thời đại đồ đồng, cùng với đó là sự thoái trào của vũ khí bằng đá.

Đăng ngày: 21/09/2023
Nơi nào có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam?

Nơi nào có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam?

Đây là vùng có nhiều rùa biển nhất ở Việt Nam, với hai loài thường gặp là đồi mồi và trang đông.

Đăng ngày: 20/09/2023
Thảm họa núi lửa nào ở Indonesia cướp đi 35.000 người?

Thảm họa núi lửa nào ở Indonesia cướp đi 35.000 người?

Đợt phun trào năm 1883 là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất lịch sử thế giới hiện đại.

Đăng ngày: 04/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News