Vì sao Bhutan chỉ có 1 người chết do COVID-19?

Bhutan, một quốc gia nhỏ bé, nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc được cho là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc chống lại đại dịch COVID-19, báo Northeast Now đưa tin.

Bhutan cho đến nay chỉ ghi nhận một trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19. Người đàn ông 34 tuổi này bị mắc bệnh gan và thận từ trước nên đã không thể chống chọi lại với COVID-19. Ông qua đời ở thủ đô Thimpu vào ngày 7/1.

Đây là trường hợp tử vong đầu tiên và duy nhất liên quan đến COVID-19 ở Bhutan kể từ khi đại dịch xuất hiện vào tháng 11-2019 ở Trung Quốc. Điều này có thể được xem là kỳ tích khi các quốc gia phát triển khác như Mỹ, toàn bộ châu Âu và thậm chí và cả Trung Quốc đang phải vật lộn khủng khiếp để ngăn chặn loại virus này.

Vì sao Bhutan chỉ có 1 người chết do COVID-19?
Bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại Bhutan bị mắc bệnh gan và thận từ trước nên không thể chống chọi lại virus ncov.

Đáng chú ý, Bhutan chỉ có 337 bác sĩ với dân số khoảng 760.000 người. Trong đó, chỉ có khoảng 3.000 nhân viên y tế và một máy PCR dùng để kiểm tra các mẫu virus.

Đứng đầu đất nước Bhutan là vua Jigme Khesar Namgyel Wangchuck. Ông từng nói với các nhà lãnh đạo chính phủ rằng ngay cả một ca tử vong do COVID-19 cũng là quá nhiều đối với một quốc gia nhỏ như Bhutan.

“Sức khỏe và sự an toàn của người dân Bhutan là ưu tiên hàng đầu. Do đó, chúng tôi đang thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ người dân Bhutan - Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck đã nói trong bài phát biểu vào tháng 3 năm ngoái.

Nhà vua Bhutan đã để hoàng tử 4 ngày tuổi và hoàng hậu của mình tại cung điện và bắt đầu chuyến công du toàn quốc để gặp gỡ chính quyền địa phương, nhân viên tuyến đầu và tận mắt xem các biện pháp giảm thiểu đại dịch. Tất cả các cửa khẩu vào Bhutan đã bị đóng cửa vào ngày 23-3-2020, vì ngày càng có nhiều người đi qua biên giới nước này.

Bhutan đã chứng kiến hai đợt phong tỏa trên toàn quốc với nhiều hạn chế đặt ra để đối phó với đại dịch. Điều này đã gây trở ngại nghiêm trọng cho các doanh nghiệp và tàn phá sinh kế của người dân nước này. Tuy nhiên, hoàng gia sau đó đã miễn thu lãi suất để giúp người dân vượt qua khó khăn trong đại dịch. Có ít nhất 19.126 tài khoản có khoản nợ xấu được hưởng lợi từ việc miễn lãi này.

Tính đến nay, Bhutan ghi nhận 866 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 862 ca nhiễm bệnh đã được chữa khỏi, theo thống kê của trang Worldometer.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lịch sử thư viện cổ Alexandria

Lịch sử thư viện cổ Alexandria

Thư viện Alexandria nổi tiếng là kho lưu trữ kiến thức cổ đại.

Đăng ngày: 08/02/2021
Sự ra đời của kính áp tròng - Tầm nhìn vĩ đại của Leonardo da Vinci

Sự ra đời của kính áp tròng - Tầm nhìn vĩ đại của Leonardo da Vinci

Kính áp tròng (contact lens) là một vật đã quá quen thuộc và phổ biến, chúng được dùng bởi hơn 150 triệu người trên toàn thế giới.

Đăng ngày: 04/02/2021
Những nghi lễ bắt nguồn từ đầu?

Những nghi lễ bắt nguồn từ đầu?

Trong khi vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh nguồn gốc các nghi lễ, một số nghiên cứu gần đây cho thấy các nghi lễ ban đầu là cách con người ngăn chặn hoặc giải quyết các mối đe dọa phổ biến.

Đăng ngày: 28/01/2021
Lưỡng Hà cổ đại: Cái nôi của nền văn minh nhân loại

Lưỡng Hà cổ đại: Cái nôi của nền văn minh nhân loại

Các yếu tố môi trường thuận lợi đã giúp nông nghiệp, kiến trúc và cuối cùng là trật tự xã hội xuất hiện sớm nhất ở khu vực Lưỡng Hà cổ đại.

Đăng ngày: 19/01/2021
Lịch sử thế giới triệu năm thu gọn qua 5 loại thực phẩm vừa bình dân, vừa thượng đẳng

Lịch sử thế giới triệu năm thu gọn qua 5 loại thực phẩm vừa bình dân, vừa thượng đẳng

Lịch sử của thực phẩm là lịch sử phát triển của loài người. Thực phẩm đã định hình cảnh quan, văn hóa và chính trị của con người.

Đăng ngày: 01/12/2020
Lịch sử bỏng ngô: Từ món hàng cấm đến cứu tinh của rạp chiếu phim

Lịch sử bỏng ngô: Từ món hàng cấm đến cứu tinh của rạp chiếu phim

Nếu muốn cứu các rạp phim sau dịch Covid-19, có lẽ bạn nên mua thêm bỏng ngô chứ không phải những tấm vé.

Đăng ngày: 26/11/2020
Hé lộ nguồn gốc bí ẩn của các đế chế du mục

Hé lộ nguồn gốc bí ẩn của các đế chế du mục

Xiongnu, đế chế du mục đầu tiên ở châu Á, không để lại tài liệu nào được biết đến để giải thích nguồn gốc của họ, khiến đây trở thành một bí ẩn di truyền cổ đại hấp dẫn.

Đăng ngày: 09/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News