Hai hòn đảo biến mất kỳ lạ, Nhật Bản đang điều tra
Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) và các cơ quan chức năng liên quan đang vào cuộc tìm hiểu sau khi hai hòn đảo của họ biến mất lạ lùng.
Theo đó, hai hòn đảo nhỏ Seppu-Minami-Kojima và Shiokubi-Misaki-Minami-Kojima ở ngoài khơi tỉnh Hokkaido, phía bắc Nhật Bản, đã biến mất một cách kỳ lạ.
Một hòn đảo ngoài khơi Nhật Bản - (Ảnh: ycnews.com).
Với diện tích mỗi đảo khoảng 100m2, hai hòn đảo trên vẫn được coi là những dấu mốc để xác định lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Tuy nhiên gần đây, các cơ quan chức năng nước này không xác định được các đảo đó trong các hình ảnh vệ tinh và một số tài liệu khác.
Vì vậy, JCG và các cơ quan chức năng liên quan khác của nước này đang phải nghiên cứu về vấn đề trên.
Nhật báo Yomiuri của Nhật Bản cho biết đảo Seppu-Minami-Kojima, gần thị trấn Niikappu của tỉnh Hokkaido, có thể đã biến mất do những thay đổi về địa hình do trận động đất mạnh năm 2018.
Trong khi đó, đảo Shiokubi-Misaki-Minami-Kojima, gần thành phố Hakodate (tỉnh Hokkaido), được cho là đã biến mất sau khi chính quyền địa phương xây dựng một con đê đối diện hòn đảo này.
Cho tới cuối năm ngoái, Nhật Bản có 484 hòn đảo được coi là dấu mốc để xác định lãnh hải, trong đó một số đảo có người ở. Chính phủ nước này đã hoàn tất các thủ tục quốc hữu hóa và đặt tên chính thức cho các đảo này hồi năm 2017 với mục đích đảm bảo quyền trên biển và bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
Hiện nay Nhật Bản đang lên kế hoạch thiết lập hệ thống dữ liệu về các đảo biên giới nhằm tăng cường hệ thống giám sát các đảo này.
Bên cạnh đó, chính phủ dự định đệ trình một dự luật mới lên Quốc hội trong kỳ họp hiện nay để siết chặt kiểm soát các giao dịch chuyển nhượng đất đai ở các hòn đảo trên, nhằm hạn chế nguy cơ các khu đất như vậy bị thâu tóm bằng nguồn tiền từ nước ngoài.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
