Sóng biển đóng vai trò quan trọng trong việc bẫy khí nhà kính

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của các đại dương trên thế giới trong việc hấp thụ khí nhà kính. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới mang tính đột phá của các nhà nghiên cứu đến từ Vương quốc Anh đã tiết lộ rằng sóng biển mới là yếu tố đóng vai trò quan trọng hơn cả trong quá trình bẫy khí này.

Bài báo về nghiên cứu được công bố trên Báo cáo khoa học, cho thấy khi hiện tượng vỡ của sóng trên bề mặt nước biển xảy ra, chẳng hạn như do ảnh hưởng của những cơn gió lớn, một số lượng đáng kể bọt sóng (bong bóng) bị nén vào độ sâu ít nhất một mét. Những bọt sóng này có xu hướng giải phóng một phần khí carbon dioxide (CO2) hòa tan vào nước biển. Điều này có nghĩa là lượng khí CO2 cũng như tỉ lệ axit hóa đại dương trên toàn cầu theo ước tính trong thời điểm hiện tại ngày một tăng cao.

Sóng biển đóng vai trò quan trọng trong việc bẫy khí nhà kính
Những bọt sóng này có xu hướng giải phóng một phần khí carbon dioxide (CO2) hòa tan vào nước biển.

Được dẫn dắt bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Southampton, nghiên cứu được xuất bản với sự hợp tác của các nhà khoa học Vương quốc Anh, trong đó có Tiến sĩ David Woolf tại trường Campus Orkney, Đại học Heriot-Watt. Là một chuyên gia mô hình hoá quy trình lưu chuyển khí không khí - biển (air-sea gas exchange) của dự án, ông cho biết: “Trong nhiều thập kỷ qua, vai trò của bọt sóng biển trong quá trình lưu chuyển khí không khí - biển vẫn luôn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, nhưng những dữ liệu các nhà nghiên cứu thu thập được chưa đầy đủ”.

Kết quả nghiên cứu có tựa đề “Quá trình lưu chuyển bất đối xứng khí CO2 khi xảy ra hiện tượng sóng vỡ trên bề mặt nước”, cho thấy hiện tượng mất cân bằng lượng CO2 khí thải đã ở mức ngày một lớn hơn nhiều so với trước đây, điều này trái ngược với giả định về sự lưu chuyển khí khí quyển - đại dương theo dự đoán của các nhà khoa học ở thời điểm hiện tại.

Nghiên cứu mới góp phần giúp cộng đồng khoa học nhận thức sâu sắc hơn về ảnh hưởng của đại dương trong việc góp phần kiểm soát khí hậu toàn cầu cũng như giúp làm chậm lại sự ấm hoá toàn cầu.

Giáo sư Tim Leighton, trường Đại học Southampton, cho biết: "Tình trạng sẽ trở nên ổn định khi lượng CO2 từ bầu khí quyển hòa tan vào nước biển tương đương với lượng khí giải phóng khỏi nước biển vào khí quyển”.

Tuy nhiên, dữ liệu của nghiên cứu cho thấy rằng trong vùng biển bão, sự bất đối xứng giữa lượng khí thải CO2 trong khí quyển gây ra bởi bọt sóng hòa tan vào nước đại dương và lượng CO2 hòa tan trước đó được giải phóng lại vào bầu khí quyển, lớn hơn gấp nhiều lần so với dự đoán của các nhà khoa học.

Khí CO2 dư thừa là khí hòa tan vào nước biển ở vùng biển bão thông qua những bọt sóng tăng lên khi tỷ lệ CO2 trong khí quyển tăng lên.

Các nhà khoa học cho biết họ đã thông qua tất cả các phương pháp, thiết bị, mã máy tính và phát hiện của họ cho các nhóm nghiên cứu khác trên khắp nước Anh để tìm hiểu thêm về vai trò của bọt sóng trong việc bẫy khí CO2 trong các đại dương trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Điều kiện để hình thành sét

Điều kiện để hình thành sét

Bên cạnh những điều kiện khí quyển liên quan đến thời tiết và độ ẩm, quá trình ion hóa không khí có vai trò quan trọng trong hình thành sét.

Đăng ngày: 30/05/2018
Núi lửa phun trào ở Hawaii, dung nham có thể được nhìn thấy từ ngoài vũ trụ

Núi lửa phun trào ở Hawaii, dung nham có thể được nhìn thấy từ ngoài vũ trụ

Diễn biến của hiện tượng núi lửa phun trào ở Hawaii mới đây đã diễn ra ở quy mô lớn tới mức dòng dung nham từ núi lửa Kilauea ở khu vực này đã có thể được nhìn thấy từ phía bên ngoài không gian.

Đăng ngày: 29/05/2018
Bụi bao trùm thành phố Trung Quốc cứng hơn sắt thép

Bụi bao trùm thành phố Trung Quốc cứng hơn sắt thép

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), cư dân sống tại một trong những thành phố ô nhiễm nhất ở Trung Quốc đang phải hít thở cùng các hạt bụi còn cứng hơn cả sắt, thép.

Đăng ngày: 29/05/2018
Tìm thấy sinh vật giúp tiêu hủy rác thải nhựa nhanh nhất

Tìm thấy sinh vật giúp tiêu hủy rác thải nhựa nhanh nhất

Ngành công nghiệp sản xuất nhựa đã tăng trưởng gấp ba lần trong 25 năm qua, để lại hậu quả nặng nề tương ứng.

Đăng ngày: 29/05/2018
Siêu hang động chứa vừa 4 Đại kim tự tháp ở Trung Quốc

Siêu hang động chứa vừa 4 Đại kim tự tháp ở Trung Quốc

Nằm trong khu vực đồi núi ở huyện Ziyun phía nam Trung Quốc, hang Miao Room khổng lồ có thể tích 10,78 triệu m3, theo Long Room.

Đăng ngày: 26/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News