Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Tambora là một núi lửa trên đảo Sumbawa, Indonesia. Ngọn núi lửa này có độ cao 2.772m so với mặt nước biển. Tambora phun trào năm 1815 được đánh dấu là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại.

Theo ước tính, có khoảng 10.000 người chết trực tiếp do vụ phun trào và khoảng 70.000 người chết do hậu quả khí hậu mà nó để lại.

Trước khi phun trào, núi Tambora có độ cao khoảng 4.300m nhưng sau đó chiều cao nó chỉ còn khoảng 2.850m.

Thảm kịch 72 giờ

Không ai có thể ngờ, thảm họa núi lửa lớn nhất trong lịch sử hiện đại lại chỉ xảy ra vỏn vẹn... 3 ngày.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Mỗi giây, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma. (Ảnh minh họa).

"Thức giấc" lúc 7 giờ tối ngày 10/4/1815, núi Tambora bắt đầu phun trào và trở thành thảm họa khiến hàng chục nghìn người chết.

Ước tính, Tambora phun khoảng 300-500 triệu kg magma (mắc-ma) mỗi giây! Tiếng nổ của nó có thể được nghe thấy từ tận Sumatra, cách địa điểm phun trào khoảng 2.600km.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Tầm ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa năm 1815.

Sức phá hủy khủng khiếp của Tambora

Vụ phun trào núi Tambora được ước tính có sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, mạnh hơn 14 lần bom Sa hoàng.

Núi lửa tạo nên một cột bụi cao đến 43km và phân tán bụi ra bầu khí quyển và bao quanh Trái Đất.

Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi có độ cao khoảng 4.000m, khiến cho 10.000 người chết do không kịp di tản.

Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ m khối. Một lượng khí sulphur dioxide (SO2) khổng lồ cũng bay vào khí quyển.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C.

Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè.

Đám bụi này đã che phủ Mặt Trời và khiến cho năm 1816 trở thành năm lạnh lẽo xếp thứ 2 trong lịch sử. Vụ mùa thất thu và đói kém xảy ra triển miên khắp châu Âu và Bắc Mỹ.

Thậm chí, dòng sông Pennsylvania còn đóng băng giữa tháng 8 mùa hè. Vì thế, người ta đã gọi năm 1816 định mệnh ấy là "năm không có mùa hè".

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Núi Tambora ngày nay.

Sương giá khiến mùa màng tại Canada và vùng New England của Mỹ thất bát. Châu Âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ.

Sau thảm họa, mùa màng và môi trường bị phá hủy, con số người chết vì thiếu lương thực lên tới 82.000 người.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Bức tranh của Joseph Mallord William Turner miêu tả thảm họa núi lửa Tambora.

Hậu quả của núi lửa Tambora cũng để lại dấu ấn trong khoa học và nghệ thuật.

Giới khoa học cho rằng đám mây bụi từ núi lửa Tambora là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều bức tranh tả cảnh hoàng hôn khá lạ lùng của Joseph Mallord William Turner (1775-1851), một danh họa nổi tiếng người Anh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
99% rải nhựa vô hình ở các đại dương sẽ được tìm thấy bằng... thuốc nhuộm

99% rải nhựa vô hình ở các đại dương sẽ được tìm thấy bằng... thuốc nhuộm

Các đại dương đầy nhựa. Chúng ta ai cũng biết điều đó và đây thực sự là một vấn đề lớn hiện nay. Nhưng chúng ta không hề có biết chính xác là đống rác này lớn đến bao nhiêu.

Đăng ngày: 30/11/2017
Khí thải ôtô độc cỡ nào?

Khí thải ôtô độc cỡ nào?

Dù là xe nào, sau khi khởi động máy, hệ thống ống xả cũng sẽ thoát ra một loạt các loại khí thải, hầu hết là khí độc với hàm lượng nhiều ít khác nhau.

Đăng ngày: 29/11/2017
Khí thải xe máy độc hại hơn khí thải ô tô

Khí thải xe máy độc hại hơn khí thải ô tô

Các nhà khoa học Nhật Bản ở Đại học Kanazawa đã đưa ra kết luận bất ngờ: so với khí thải ô tô, khí thải xe máy gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn và gây nguy hiểm hơn cho con người.

Đăng ngày: 29/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News