Hóa thạch bọt biển 600 triệu năm
Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện hóa thạch bọt biển có thể giúp giải mã câu hỏi liệu 600 triệu năm trước Trái Đất có xuất hiện động vật hay không.
>> Phát hiện động vật cổ xưa nhất Trái đất
Hóa thạch động vật nguyên thủy lâu đời nhất được phát hiện
Hóa thạch bọt biển có niên đại ít nhất 600 triệu năm. (Ảnh: Xinhua).
Theo Thời báo Hoàn cầu, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Cổ sinh vật, Viện Địa chất Nam Kinh hôm 9/3 cho biết hóa thạch bọt biển mới phát hiện chứng tỏ 600 triệu năm trước, động vật nguyên thủy đã xuất hiện trên Trái Đất.
Động vật thân lỗ hay còn gọi là bọt biển, hải miên, là một ngành độc vật đa bào nguyên thủy, có những mô khác nhau nhưng không có cơ, hệ thần kinh và cơ quan bên trong hay khả năng vận động, phần lớn sinh sống ở biển.
Theo các nhà khoa học, đây là hóa thạch động vật nguyên thủy lâu đời nhất được phát hiện. Hóa thạch bọt biển này được tìm thấy ở huyện Úng An, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, thể tích khoảng 2-3 mm3.
Hóa thạch nằm bên trong một mảnh đá lân dolomit (dolomich phosphate), hình ống, có ba khoang riêng biệt, mọc từ một thực thể, mỗi khoang đều có miệng hướng lên trên.
Thực thể sinh vật này đã trải qua phân hóa tế bào rõ rệt, xuất hiện tế bào biểu bì và tế bào cổ áo giống động vật thân lỗ hiện đại. Ngoài ra, giữa tế bào biểu bì còn sinh ra vô số lỗ nhỏ, thông trực tiếp với miệng của các khoang, hình thành hệ thống ống dẫn đơn giản, tạo thành kênh trao đổi chất giữa bọt biển và môi trường bên ngoài.
"Những đặc điểm sinh học này cho thấy bọt biển 600 triệu năm trước là một loại động vật nguyên thủy rất giống với động vật hải miên hiện đại", Tiến sỹ Ân Tông Quân, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
Trước đây, người ta từng phát hiện vật nghi là hóa thạch bọt biển thời Tiền Kỷ Camri. Do không xuất hiện kết cấu tế bào, cũng như hệ thống ống dẫn thỏa mãn yêu cầu của thủy động lực học, nên các nhà khoa học không công nhận đó là hóa thạch bọt biển.
"Hóa thạch bọt biển Quý Châu được bảo quản trong trạng thái hoàn hảo, giữ lại toàn bộ kết cấu tế bào và hệ thống ống dẫn", ông Ân nói. "Phát hiện này đẩy lùi phát hiện hóa thạch thời Tiền Kỷ Camri thêm 60 triệu năm nữa. Kết hợp với cây phả hệ và đồng hồ phân tử, ta suy đoán được, tổ tiên của mọi loài động vật xuất hiện cách đây ít nhất 600 triệu năm".

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Dấu vết mộ cổ chứng minh Chúa Jesus từng có vợ và con trai
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều mới lạ trong khu mộ chúa Jesus tại Jerusalem. Kết quả nghiên cứu hé lộ răng Chúa Jesus từng có vợ và một người con trai có tên là Judah.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.
