Hóa thạch tiết lộ màu sắc của côn trùng 99 triệu năm tuổi

Các nhà khoa học hôm 1/7 công bố phát hiện hóa thạch hổ phách từ kỷ Phấn Trắng vẫn còn lưu giữ màu sắc thật của côn trùng cổ đại.

Hóa thạch thường trông rất mờ nhạt bởi hầu hết sắc tố và cấu trúc mang lại màu sắc cho động vật đều đã biến mất trước sự tàn phá của thời gian. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ như phát hiện gần đây của các nhà nghiên cứu từ Viện Địa chất và Khảo cổ học Trung Quốc (NIGPAS).

Trong một kho hổ phách được khai quật tại miền bắc Myanmar, các nhà khoa học đã phục hồi được tổng cộng 35 hóa thạch côn trùng khác nhau có niên đại cách đây 99 triệu năm, trong đó có nhiều loài ong bắp cày cổ đại có hình dạng và màu sắc tương tự ong bắp cày ngày nay.

Hóa thạch tiết lộ màu sắc của côn trùng 99 triệu năm tuổi
Hóa thạch côn trùng trong hổ phách 99 triệu năm tuổi vẫn giữ được màu sắc trung thực. (Ảnh: NIGPAS).

"Các hổ phách có từ giữa kỷ Phấn Trắng, thời kỳ hoàng kim của khủng long. Chúng chủ yếu là nhựa được tiết ra bởi những cây lá kim cổ thụ phát triển trong môi trường rừng mưa nhiệt đới. Hóa thạch động vật và thực vật bị mắc kẹt bên trong lớp nhựa dày này được bảo quản rất tốt, một số có màu sắc trung thực gần như khi còn sống", tác giả chính của nghiên cứu Cai Chenyang, Phó giáo sư tại NIGPAS giải thích.

Hóa thạch hổ phách ở Myanmar đã tiết lộ những con ong bắp cày cổ đại có sự pha trộn của nhiều màu sắc như xanh lam, xanh lục, xanh tím, xanh kim loại hay vàng lục. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phục hồi được một số hóa thạch của bọ cánh cứng với cơ thể màu xanh lam và tím, cùng với một con ruồi lính có màu xanh kim loại đậm.

"Chúng tôi đã thấy hàng nghìn hóa thạch hổ phách trước đây, nhưng màu sắc của các mẫu vật ở Myanmar thực sự rất đáng kinh ngạc", Giáo sư Huang Diying tại NIGPAS nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng loại màu sắc lưu giữ trong hóa thạch hổ phách được gọi là màu cấu trúc, bởi nó được tạo nên bởi cấu trúc nano của bề mặt động vật. Các cấu trúc này tán xạ nhiều bước sóng ánh sáng mặt trời khác nhau, tạo nên màu sắc rất nổi bật. Nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất ngờ phát hiện hóa thạch khoảng 200 triệu năm tuổi tại Gia Lai

Bất ngờ phát hiện hóa thạch khoảng 200 triệu năm tuổi tại Gia Lai

Phát hiện hóa thạch Cúc đá - tên một nhóm các loài sinh vật biển thân mềm đã bị tuyệt diệt tại Gia Lai

Đăng ngày: 02/07/2020
17 phiến đá kỳ lạ phải mất 30 năm mới giải mã, tiết lộ thú vị bất ngờ

17 phiến đá kỳ lạ phải mất 30 năm mới giải mã, tiết lộ thú vị bất ngờ

17 phiến đá, tất cả đều có hình vẽ điêu khắc trạm trổ trên bề mặt, khiến cả giới khảo cổ đều phải tặc lưỡi xấu hổ vì sự nhầm lẫn mà phải 30 năm sau mới giải mã được, suýt nữa bỏ lỡ những tiết lộ thú vị bất ngờ về tộc người Sogdiana, một trong những tộc người cổ nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 01/07/2020
Tìm thấy hóa thạch động vật chân khớp 460 triệu năm tuổi

Tìm thấy hóa thạch động vật chân khớp 460 triệu năm tuổi

Nhà khoa học nghiệp dư phát hiện hóa thạch của một loài động vật chân khớp hiếm gặp tại vùng hoang vu thuộc miền trung Australia.

Đăng ngày: 01/07/2020
Bất ngờ phát hiện sinh vật cao 1,8m giống chim cánh cụt khổng lồ

Bất ngờ phát hiện sinh vật cao 1,8m giống chim cánh cụt khổng lồ

Phân tích hóa thạch mới cho thấy chim biển Plotopteridae ở Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng với chim cánh cụt khổng lồ đã tuyệt chủng ở New Zealand.

Đăng ngày: 01/07/2020

"Ma dược" trong mộ cổ Nữ Hoàng Đỏ khiến người Maya biến mất?

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một vấn đề kinh hoàng ở di tích thành phố Tikal của người Maya, liên quan đến thứ tạo nên sắc đỏ đáng sợ trong mộ cổ một vị nữ hoàng.

Đăng ngày: 01/07/2020
Bất ngờ trước gương mặt được phục dựng của người đàn ông 8.000 tuổi

Bất ngờ trước gương mặt được phục dựng của người đàn ông 8.000 tuổi

Nhà khảo cổ học người Thụy Điển tái tạo thành công gương mặt của người đàn ông sinh sống ở thời kỳ đồ đá tại Motala, Thụy Điển cách đây 8.000 năm.

Đăng ngày: 30/06/2020
Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế

Xuất hiện 2 cổng thành “bí ẩn” tại Kinh thành Huế

Sau khi tháo dở, di dời một số nhà dân sống trên khu vực Thượng thành của Kinh thành Huế, cơ quan chức năng phát hiện 2 cổng thành có kiến trúc độc đáo...

Đăng ngày: 30/06/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News