Hóa thạch tổ tiên loài rùa
Các nhà cổ sinh vật học người Mỹ cho biết đã phát hiện một hóa thạch, qua đó cung cấp manh mối về quá trình tiến hóa ban đầu đối với sự phát triển tự nhiên của mai rùa.
Hóa thạch này của một loài bò sát cách đây chừng 260 triệu năm đến từ Nam Phi, được đặt tên khoa học là Eunotosaurus africanus, được coi là phiên bản sớm nhất của một con rùa. Điểm nổi bật là xương sườn hình chữ T của nó đại diện cho bước đầu trong quá trình phát triển tiến hóa chiếc mai cứng của loài rùa hiện nay.
Gabriel Bever, giáo sư giải phẫu học tại Học viện công nghệ New York, cho biết nhóm của ông đã mô tả kỹ lưỡng toàn bộ phần xương để thấy rằng Eunotosaurus africanus chia sẻ nhiều tính năng với mai rùa hiện đại, trong đó bao gồm cả mô tả giải phẫu phát triển của hệ cơ. Dữ liệu này giúp củng cố quan điểm Eunotosaurus là một mắt xích quan trọng đối với chuỗi tiến hóa để có loài rùa hiện đại. Đây là phiên bản trước của loài rùa.
Các nhà nghiên cứu cho biết loài bò sát lâu đời nhất được biết đến như loài rùa trước đây được phát hiện ở Trung Quốc có niên đại từ 220 triệu năm tuổi. Như vậy Eunotosaurus là phiên bản sớm hơn đến 40 triệu năm. Vì là phiên bản sớm của loài rùa nên Eunotosaurus còn thiếu nhiều tính năng cấu trúc của cơ thể rùa như phần bụng hoặc yếm rùa, điều này sẽ gây nhiều tranh cãi.
Tuy nhiên hãng tin UPI dẫn lời nhà nghiên cứu Tyler Lyson từ Đại học Yale cho biết các xương sườn với cấu trúc đặc biệt là bằng chứng mạnh mẽ xác định Eunotosaurus là chương đầu trong câu chuyện về sự phát triển của loài rùa.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
