Hoàn thành di dời di tích lòng hồ thủy điện Sơn La
Tin từ Viện Khảo cổ Việt Nam cho biết, đơn vị này vừa hoàn thành Dự án khai quật, di dời và xử lý 31 di tích khảo cổ ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La trên địa bàn 3 tỉnh Sơn la, Lai Châu, Điện Biên.
Trong quá trình khai quật khảo cổ học vùng thủy điện Sơn La, các nhà khoa học thu thập được 5-7 tấn hiện vật. Các hiện vật này đa phần được chế tác từ đá thành công cụ ghè đẽo thô sơ như: bàn cối, chày nghiền thức ăn, bàn nghiền, mảnh tước... Ngoài ra còn có một số công cụ mài toàn thân, gốm thô, văn chải, văn đạp, một số đồ đất nung như dọi xe sợi...
Các nhà khoa học ở Viện khảo cổ Việt Nam cho rằng đây là công cụ lao động, sinh hoạt của tộc người sống trong thời đại đá cũ, có niên đại cách đây từ khoảng 3 vạn năm và kéo dài đến thời kỳ hậu đá mới cách đây 3.000-7.000 năm.
Công cụ ghè đẽo bằng đá thu được từ cuộc khai quật. Ảnh: SGGP
Theo nhận định của các nhà khảo cổ, từ các giá trị sử liệu của các di tích ở vùng lòng hồ thủy Điện Sơn La cho thấy dọc đôi bờ sông Đà trong quá khứ cách đây hàng vạn năm đã có con người cư trú.
Trước đó, ngày 13/8, Viện Khảo cổ Việt Nam xác nhận hoàn thành khai quật và di dời 6 di tích khảo cổ ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, trong đó thu lượm được 28.482 hiện vật. Những hiện vật này đa phần thuộc niên đại hậu đá cũ cách đây hơn 20.000 năm và kéo dài đến hậu đá mới với niên đại khoảng 3.000-4.000 năm.
Ngày 18/5, tỉnh Sơn La cũng hoàn thành công tác di chuyển dân ra khỏi lòng hồ thủy điện Sơn La, sớm hơn 2 năm so với kế hoạch ban đầu với 12.584 hộ đồng bào các dân tộc ở đây được di dời.
Việc khai quật, di dời toàn bộ di chỉ khảo cổ khu lòng hồ thủy điện Sơn La góp phần bảo vệ di sản văn hóa khảo cổ trong khu vực này, đồng thời góp phần vào việc giải phóng vĩnh viễn dân ra khỏi khu vực lòng hồ.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
