Hoàn thành nạo vét hồ Gươm trước 7/5
Thành phố Hà Nội hôm qua có văn bản yêu cầu Sở Xây dựng chỉ đạo các bên chịu trách nhiệm nạo vét hồ Gươm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công việc trước ngày 7/5.
Cụ Rùa trong bể dưỡng thương. Ảnh: PV.
Để đảm bảo đảm sức khỏe rùa Hồ Gươm trong quá trình chữa trị khi mùa hè bắt đầu, đồng thời đẩy nhanh tiến độ hoàn thành nạo vét bùn Hồ Gươm, thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty thoát nước và Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị tập trung lực lượng, phương tiện hoàn thành nạo vét hồ.
Công ty nước sạch Hà Nội cũng phải hoàn thành bổ cập nước vào hồ trước ngày 29/4. Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương làm mái che các bể chữa trị rùa, thường xuyên thay thế, bổ sung nước vào bể, nhằm bảo đảm nhiệt độ ổn định không ảnh hưởng tới rùa Hồ Gươm.
Tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chẩn đoán và chữa trị Rùa hồ Gươm cho biết, các vết thương lở loét trên mình cụ Rùa đã lành lại, sức khỏe cụ Rùa ổn định, chỉ chờ công tác nạo vét hồ Gươm hoàn thành, có thể đưa cụ trở lại môi trường hồ Gươm.
"Nếu để cụ Rùa quá lâu trong môi trường nuôi nhốt, Rùa sẽ bị thuần hóa. Do đó vấn đề cấp bách bây giờ là tập trung lực lượng nạo hút bùn, làm sạch lòng hồ Gươm để đưa cụ Rùa về môi trưởng tự nhiên", tiến sĩ Tề nói.
Cách thức nạo hút bùn hiện tại là sử dụng phương pháp thủ công, chủ yếu là bơm nước hồ, nạo vét bùn đáy bằng máy xúc. Theo đánh giá của các chuyên gia nghiên cứu về môi trường, đây là biện pháp không khoa học, hệ sinh thái hồ có thể bị phá hủy và không thể phục hồi.
Nếu môi trường hồ bị phá vỡ, nhiều chuyên gia lo ngại cụ rùa sẽ mắc bệnh trở lại, hoặc không quen với thay đổi môi trường quá đột ngột so với hệ sinh thái hồ cả trăm năm nay.
Hiện có 4 doanh nghiệp tham gia đóng góp kinh phí để thực hiện việc chữa trị rùa Hồ Gươm và cải tạo môi trường Hồ Gươm là Công ty cổ phần Vincom (3 tỷ đồng), Công ty cổ phần Tasco (1 tỷ đồng), Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Phú Điền (2 tỷ đồng) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (2 tỷ đồng).

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.
