Hoạt động của hang ngầm có thể gây hố sụt "tử thần"

Theo chuyên gia Viện Địa chất, hiện tượng sụt đất ở một số khu dân cư xảy ra do tầng phủ nằm trên đá cacbonat bị xói ngầm vào hang động các-tơ (Karst) nằm dưới.

Hiện tượng sụt đất ở khu Nam Sơn 2, Cẩm Phả, Quảng Ninh hôm 30/7 đến sáng 1/8 khiến mặt đường nhựa và một phần vỉa hè bị sụt sâu 2,5m, đường kính 5m.

TS Trần Quốc Cường, Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết, có hai yếu tố chính gây ra hố sụt (hay gọi là hố tử thần) khu vực ven biển thành phố Cẩm Phả. Thứ nhất, do phát triển hang động ngầm các-tơ và tồn tại tầng đất yếu của vùng ven biển. Thứ hai là các yếu tố kích thích, có vai trò của dao động (nâng cao, hạ thấp) mực nước dưới đất liên quan tới thủy triều và mưa, yếu tố gia tăng tải trọng của các công trình và tầng đất lấp.

Trong các hệ thống đứt gãy tại Cẩm Phả, hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam là hệ thống đứt gãy trẻ, liên quan về mặt không gian với các vị trí sụt. Nơi giao nhau của các hệ thống đứt gãy là nơi phát triển mạnh hệ thống hang động các-tơ ngầm. Cấu trúc địa chất, kiến tạo cũng được cho là nguyên nhân gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sụt phát triển.


Quá trình sụt được khái quát qua hình dưới đây với ví dụ hố sụt nằm ngay trên không gian ngầm các-tơ (miền thoát). Quá trình phát triển từ a tới d theo hình, trong đó 1 (đá carbonat) và 2 (lớp đất đá xung yếu phủ trên bề mặt đá carbonat ngầm).

Ở Việt Nam vùng có địa chất tương tự từng xảy ra sụt lún đất do liên quan tới không gian ngầm các-tơ như: Quỳ Hợp, Nghệ An, Thủy Nguyên (Hải Phòng); Bằng Lũng, Chợ Đồn, (Bắc Kạn). Tại Quỳ Hợp, Nghệ An, chỉ trong hai tháng năm 2021 có tới 11 điểm sụt lún. Nhiều hố rộng 2-7 m, sâu 2-2,5 m.

Nghiên cứu của Viện Địa chất cho thấy, ở vùng ven biển, do tầng phủ nằm trên đá carbonat (đá vôi) bị rửa xói, xói ngầm vào hang động các-tơ nằm dưới. Do các yếu tố kích thích, vật liệu của tầng đất xung yếu bị xói, lôi cuốn vào không gian ngầm thông qua các nứt nẻ, đới dập vỡ của đá carbonat tại vị trí trần hang. Hiện tượng mất tầng xung yếu cũng có thể xảy ra tại các phễu các-tơ. Tầng đất lấp phát triển, đặc biệt ở khu vực lấn biển, cũng góp phần thúc đẩy các quá trình sụt đất. Ngoài ra, yếu tố kích thích đáng quan tâm là dao động mực nước dưới đất có liên quan tới thủy triều và lượng mưa.

Theo ông Cường, cần sớm có những đánh giá chi tiết hơn nhằm phục vụ công tác quản lý đô thị, giảm thiểu tác động tai biến sụt đất.


Hố sâu khoảng 2,5 m, đường kính 5 m xuất hiện ở TP Cẩm Phả. (Ảnh: Bảo Long).

Theo chuyên gia Viện Địa chất, người dân có thể nhận diện các dấu hiệu liên quan tới sụt đất thông qua những vết lún, trũng bất thường trên đường giao thông, các dấu hiệu nứt tường, hiện tượng mất nước hoặc lượng tiêu thụ nước theo công tơ tăng đột biến (hệ thống cấp nước bị gãy, vỡ do hố sụt).

Đối với các công trình xây dựng của nhân dân trên khu vực dễ xuất hiện hố sụt, để giảm thiểu thiệt hại về tài sản, nên sử dụng móng cọc cho công trình, ông Cường khuyến cáo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồ

Hồ "kỳ lạ" nhất thế giới: Ở nơi lạnh nhất Nam Cực, dù âm 50 độ vẫn không thể đóng băng

Các nhà khoa học vẫn luôn băn khoăn rằng hồ Don Juan ở nơi lạnh và khô nhất của Nam Cực nhưng dù nhiệt độ xuống âm 50 độ C nước hồ vẫn không hề bị đóng băng.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Top 5 địa điểm bí ẩn trên Trái đất chờ được con người khám phá

Ngày nay, sự tiến bộ của công nghệ đã giúp con người thám hiểm những nơi xa xôi nhất trên Trái đất.

Đăng ngày: 27/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News