Học bơi và lặn không ướt áo nhờ công nghệ
Nhờ các thiết bị công nghệ thực tế ảo, mọi người có thể học bơi, trải nghiệm cảm giác lặn sâu mà không cần đến hồ bơi.
Nhờ các thiết bị công nghệ thực tế ảo, mọi người có thể học bơi, trải nghiệm cảm giác lặn sâu mà không cần đến hồ bơi.
Theo phóng viên Lee Min-sun của kênh truyền hình Hàn Quốc Arirang News, khu vực trải nghiệm bơi thực tế ảo được kết nối 5G, giúp đem đến cho khách tham quan những trải nghiệm trung thực và sắc nét nhất.
Để đảm bảo an toàn, trước hết, mọi người phải bước lên máy kiểm tra sức khỏe. Thiết bị này sẽ phân tích tình trạng sức khỏe của từng người, và đưa ra những bài tập làm nóng cơ thể thích hợp.
Trong môi trường thực tế ảo, người dùng vẫn có cảm giác y như lặn thật, trong khi vẫn được đảm bảo an toàn.
Trong môi trường thực tế, chỉ những thợ lặn chuyên nghiệp mới có thể lặn ở độ sâu 75m. Thế nhưng, trong môi trường thực tế ảo, độ sâu đó không còn là vấn đề với người lặn nữa. Họ vẫn có cảm giác y như thật, trong khi vẫn được đảm bảo an toàn.
Anh Kim Ji-ho, một khách tham quan, cho biết: “Tôi vừa được lặn ở độ sâu 75m trong thế giới thực tế ảo. Cảm giác ấy rất trung thực. Thậm chí, lúc đứng ở mép nước để chuẩn bị nhảy xuống, tôi còn cảm thấy sợ hãi, không dám nhảy”.
Anh Kim Ji-ho, một khách tham quan, chia sẻ về trải nghiệm của mình.
Các em nhỏ cũng được tham gia các bài học bơi, kết hợp với thực hành ở môi trường thực tế ảo.
Ngoài ra, nơi đây còn có một số môn chơi dưới nước khác, cũng bằng công nghệ thực tế ảo, như bóng nước, bơi nghệ thuật. Người chơi chỉ cần làm theo những hướng dẫn hiển thị ở trên màn hình.
Nơi đây còn có một số môn chơi dưới nước khác, cũng bằng công nghệ thực tế ảo, như bóng chày, bơi nghệ thuật...
Ông Mark Pettit, một du khách đến từ New Zealand, chia sẻ với Arirang News: “Chúng tôi đến Hàn Quốc để cổ vũ con gái đang dự thi một giải bơi nghệ thuật. Hôm nay cháu đã thực hiện rất tốt bài thi của mình. Chúng tôi đến đây để thử nghiệm cảm giác lặn ở độ sâu lớn. Thật tuyệt. Tôi nghĩ sẽ rất hữu ích cho con gái tôi”.
Với những du khách thích các danh lam thắng cảnh của địa phương, họ cũng có cơ hội được trải nghiệm đường trượt zip-line thực tế ảo qua những địa điểm nổi tiếng của ngọn núi Mudeungsan của tỉnh Gwangju.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
