Học sinh 18 tuổi Ấn Độ vừa chế tạo ra vệ tinh nhẹ nhất thế giới

Cậu học sinh 18 tuổi, Rifath Shaarook, đã thiết kế được vệ tinh nhẹ nhất thế giới. Thiết bị chỉ nặng 64 gram, thậm chí còn nhẹ hơn một chiếc smartphone. Đối với cậu, bầu trời không phải là ranh giới cuối cùng.

“Chúng em đã làm rất nhiều nghiên cứu về các dạng của vệ tinh trên toàn thế giới và thấy rằng vệ tinh của bọn em làm ra là nhẹ nhất” - Shaarook chia sẻ về mô hình 3D của vệ tinh tí hon làm từ sợi Cacbon tổng hợp.

Thiết bị được lấy tên là KalamSat, được đặt theo “Người tên lửa” của Ấn Độ, cựu tổng thống APJ Abdul Kalam. Ông là nhà nghiên cứu không gian tiên phong trong nước và là người đứng đầu của Chương trình phát triển tên lửa tích hợp của Ấn Độ.

Học sinh 18 tuổi Ấn Độ vừa chế tạo ra vệ tinh nhẹ nhất thế giới
Rifath Shaarook, cậu học sinh 18 tuổi, đã thiết kế được vệ tinh nhẹ nhất thế giới.

“Nó sẽ có một bộ xử lý mới, 8 bộ cảm biến gắn sẵn bên trong để đo gia tốc, lực quay và quyển từ của Trái đất” - Nhà khoa học trẻ chia sẻ với Business Standard về thiết kế vệ tinh 4 cm³ của mình.

Thiết kế của cậu học trò lớp 12 này đã giúp cậu chiến thắng trong cuộc thi “Cube in Space”, cuộc thi dành cho độ tuổi học sinh được tổ chức bởi NASA và tổ chức giáo dục I Doodle Learning. Phần thưởng của cậu là chứng kiến thiết bị của mình thực hiện một chuyến bay tiểu quỹ đạo trong vòng 4 tiếng. Trong thời gian đó, nó sẽ hoạt động khoảng 12 phút trong môi trường vi trọng lực.

Theo lời của Amber Agee - Dehart, người sáng lập của Cubes in Space chia sẻ với Quartz: “Kamslat một trong 80 thí nghiệm được chọn từ 86.000 mẫu từ 57 quốc gia. Nó sẽ được phóng thử trong một cuộc nghiên cứu tên lửa ở bãi thử Wallops Island Facility rộng 15 km² của NASA tại Virgina vào 22/6. Tên lửa sẽ được phóng vào vụ trũ vài phút nhưng sẽ không di chuyển theo quỹ đạo Trái Đất. Mục đích của buổi thử nghiệm để kiểm tra xem mô hình 3D của vệ tinh có chịu được những lực cần thiết để phóng lên không gian hay không".

Hiện tai, Sharook đang sống tại Pallapti, bang Tamil Nadu phía Nam Ấn Độ và trở thành nhà khoa học hàng đầu của tại trụ sở Chennai của Viện nghiên cứu không gian và những phát minh sáng tạo Space Kidz của Ấn Độ (đơn vị tài trợ cho dự án của cậu).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vệ tinh sát thủ của Nga đột ngột tái hoạt động sau 2 năm

Vệ tinh sát thủ của Nga đột ngột tái hoạt động sau 2 năm "mất tích", chưa ai lý giải được

Cách đây vài năm, Nga phóng lên quỹ đạo Trái Đất nhóm vệ tinh bí ẩn mà theo nhiều chuyên gia quân sự, chúng có thể là thế hệ vũ khí không gian mới của nước này.

Đăng ngày: 21/05/2017
Tàu của NASA phát hiện một

Tàu của NASA phát hiện một "vòng bảo vệ nhân tạo khổng lồ" bao quanh Trái Đất

Con người không chỉ làm thay đổi nghiêm trọng mỗi Trái Đất, mà những hoạt động của chúng ta cũng đang thay đổi cả vũ trụ.

Đăng ngày: 20/05/2017
Bí ẩn về điểm giao nhau giữa Vũ trụ của chúng ta với một Vũ trụ song song khác

Bí ẩn về điểm giao nhau giữa Vũ trụ của chúng ta với một Vũ trụ song song khác

Thắc mắc rằng cuộc đời chúng ta ở Vũ trụ song song kia như thế nào nhỉ?

Đăng ngày: 20/05/2017
Ông trùm vũ trụ nước Nga tuyên bố người Nga sẽ về đích trước SpaceX

Ông trùm vũ trụ nước Nga tuyên bố người Nga sẽ về đích trước SpaceX

Ông chủ Vladimir Solntsev của gã khổng lồ vũ trụ nước Nga chỉ xem kế hoạch đưa người lên Mặt trăng của Elon Musk là ý tưởng táo bạo nhưng không đánh giá cao tính thực tế của nó.

Đăng ngày: 20/05/2017
Dịch vụ mai táng người trong vũ trụ giá 2.500 USD

Dịch vụ mai táng người trong vũ trụ giá 2.500 USD

Tro cốt người đã khuất sẽ được đưa lên vũ trụ bằng tên lửa của tỷ phú công nghệ Elon Musk và quay quanh quỹ đạo trong hai năm.

Đăng ngày: 20/05/2017
Lần đầu tiên quan sát được dải từ trường nối liền 2 thiên hà

Lần đầu tiên quan sát được dải từ trường nối liền 2 thiên hà

Mới đây, các nhà khoa học phát hiện bằng chứng của một trường từ tính (từ trường) tạo thành 1

Đăng ngày: 18/05/2017
Sao chổi 67P tự thải oxy của chính mình vào không gian

Sao chổi 67P tự thải oxy của chính mình vào không gian

Vào năm 2015, các nhà khoa học công bố phát hiện ra phân tử khí oxy trên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, dựa trên kết quả quan sát của tàu vũ trụ Rosetta.

Đăng ngày: 18/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News