Học sinh Mỹ giành giải thưởng khoa học 100.000 USD

Kensen Shi, học sinh 17 tuổi học lớp 12 A&M Consolidated, Texas, Mỹ đã giành giải thưởng 100.000 USD nhờ xây dựng được thuật toán máy tính giúp các robot định vị đi qua các chướng ngại vật.

Thuật toán này có rất nhiều ứng dụng hữu ích, như việc phát triển công nghệ xe không người lái.

Quỹ Siemens đã tuyên bố trao phần thưởng trong cuộc thi khoa học hằng năm cho sinh viên các trường cấp III ở Washington ngày 4/12, theo Hãng tin AP. Shi, tác giả thuật toán nói nó có thể được ứng dụng cho cả các robot làm việc trong nhà máy và trong công nghệ trò chơi điện tử.


Kensen Shi (bìa phải) trong lễ trao giải - (Ảnh: AP)

Giải thưởng đồng đội được Quỹ Siemens trao cho bộ ba sinh viên ở Trường cấp III George W. Hewlett High School ở Hewlett, New York vì công trình nghiên cứu một loại protein chuyển hóa. Ba người nhận giải đồng đội, Jeremy Appelbaum, William Gil và Allen Shin, đều 17 tuổi và học lớp 12, sẽ chia nhau phần thưởng 100.000 USD.

Có sáu cá nhân và sáu đội vào vòng chung kết cuộc thi năm nay sau khi chiến thắng ở các cuộc thi cấp khu vực.

Jiayi Peng, 17 tuổi, học sinh lớp 12 Trường cấp III Horace Greeley, Chappaqua, New York, nhận giải nhì cá nhân với công trình mô phỏng và nghiên cứu mạng lưới nơron thần kinh trong não. Peng cũng là nữ sinh duy nhất lọt vào chung kết ở hạng mục cá nhân.

Giải nhì đồng đội thuộc về Daniel Fu và Patrick Tan đến từ Indiana, với công trình phát triển các kỹ thuật mới để phân tích mạng lưới gene và các protein trong cơ thể dễ dàng hơn. Hai học sinh, 16 tuổi và học lớp 11, có ý tưởng nói trên sau khi xem bộ phim giả tưởng sản xuất năm 2010 Inception về giấc ngủ và những giấc mơ.

Quỹ Siemens là đơn vị phụ trách các hoạt động từ thiện và xã hội của Siemens USA, một chi nhánh của đại tập đoàn công nghiệp Đức Siemens AG. Siemens bắt đầu tổ chức cuộc thi từ năm 1998. Năm nay có hơn 1.500 dự án khoa học của các sinh viên cấp III trên toàn nước Mỹ tham dự cuộc thi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 07/03/2025
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News