Hội chứng Asperger là gì?

Hội chứng Asperger là một dạng của bệnh tự kỷ. Từ năm 2013, tất cả các dạng tự kỷ được gọi chung là rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Những người mắc hội chứng Asperger có thể trẻ tự kỷ thông minh và kỹ năng nói tốt hơn mức trung bình, do đó hội chứng này còn được gọi là tự kỷ chức năng cao.

1. Nguyên nhân của hội chứng Asperger

Khi bạn gặp một người mắc hội chứng Asperger, bạn có thể nhận thấy ngay hai dấu hiệu. Một là, người đó cũng thông minh như những người khác, nhưng lại gặp nhiều rắc rối hơn với các kỹ năng xã hội. Hai là, người đó cũng có xu hướng tập trung ám ảnh vào một chủ đề hoặc thực hiện các hành vi giống nhau lặp đi lặp lại.

Các bác sĩ từng nghĩ Hội chứng Asperger là một bệnh lý riêng biệt. Nhưng vào năm 2013, ấn bản mới nhất của cuốn sách tiêu chuẩn mà các chuyên gia sức khỏe tâm thần sử dụng, được gọi là Sổ tay chẩn đoán và thống kê các loại rối loạn tâm thần, tái bản lần 5 (DSM-5) đã thay đổi cách phân loại của hội chứng này.

Ngày nay, về mặt kỹ thuật, hội chứng Asperger không còn là một chẩn đoán riêng rẽ. Hiện hội chứng này là một phần của một loại rối loạn rộng hơn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Nhóm các vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan này đều có chung một số triệu chứng. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn sử dụng thuật ngữ Asperger's.

Hội chứng Asperger còn được các bác sĩ gọi là loại rối loạn phổ tự kỷ "chức năng cao". Điều này có nghĩa là các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn các loại rối loạn phổ tự kỷ khác.

Nguyên nhân chính xác của các rối loạn tự kỷ vẫn chưa được xác định, mặc dù yếu tố di truyền được cho là có liên quan. Trên thực tế cho thấy, hội chứng Asperger đã được quan sát có di truyền trong các gia đình có người mắc hội chứng này. Trong một số trường hợp, rối loạn tự kỷ có thể liên quan đến việc tiếp xúc với chất độc, chất gây quái thai, các vấn đề về thai nghén hoặc sinh nở và nhiễm trùng trước khi sinh. Những ảnh hưởng môi trường này có thể tác động cùng nhau để sửa đổi hoặc có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của khiếm khuyết di truyền.

Một số tác giả đã đề xuất vai trò nhân quả của việc tiếp xúc với vắc xin (đặc biệt là vắc xin sởi và thimerosal, đây là một chất bảo quản được sử dụng trong một số vắc xin) trong bệnh tự kỷ. Tuy nhiên, phần lớn các bằng chứng dịch tễ học cho thấy không có bằng chứng nào về mối liên quan giữa tiêm vắc-xin và chứng tự kỷ. Nhiều nghiên cứu lớn trong nhiều năm đã không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa chứng tự kỷ và vắc xin. Theo Viện Y khoa, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) thì hiện nay không có bằng chứng nào cho thấy vắc-xin gây rối loạn phổ tự kỷ.


Hội chứng Asperger là một phần của rối loạn phổ tự kỷ.

2. Triệu chứng của hội chứng Asperger ở trẻ em

Trẻ tự kỷ có kỹ năng xã hội kém và các sở thích, hoạt động hoặc hành vi lặp đi lặp lại. Không giống như trẻ tự kỷ nặng hơn, trẻ tự kỷ nhẹ có thể có trí thông minh trung bình hoặc trên trung bình và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ ban đầu một cách bình thường.

Các triệu chứng thường trở nên đáng chú ý vào khoảng 3 tuổi khi trẻ bắt đầu hòa nhập với những đứa trẻ khác. Các dấu hiệu cảnh báo có thể có của chứng tự kỷ bao gồm:

3. Chẩn đoán và điều trị hội chứng Asperger

Chẩn đoán

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu được liệt kê ở trên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ nhi khoa sẽ khám sàng lọc và nếu có dấu hiệu bất thường, bác sĩ đó có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần chuyên về bệnh tự kỷ và hội chứng Asperger, như một trong những bác sĩ chuyên khoa như sau:

Hội chứng Asperger thường được điều trị bằng cách tiếp cận nhóm, điều đó có nghĩa là bạn có thể gặp nhiều bác sĩ chuyên khoa khác nhau để chăm sóc và điều trị cho con bạn.

Bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi về hành vi của con bạn, bao gồm:

Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát con bạn trong các tình huống khác nhau để trực tiếp quan sát cách giao tiếp và phản ứng của trẻ.

Cách các bác sĩ chuyên khoa tâm thần chẩn đoán chứng tự kỷ đã thay đổi trong nhiều năm qua, và các bác sĩ và nhà trị liệu không còn sử dụng thuật ngữ "hội chứng Asperger". Thay vào đó, tất cả trẻ em mắc chứng tự kỷ - bao gồm cả trẻ em mắc chứng tự kỷ ít nghiêm trọng hơn như Asperger, hiện này đều được chẩn đoán đơn giản là rối loạn phổ tự kỷ (tên tiếng Anh là Autism Spectrum Disorder và viết tắt là ASD).

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng tất cả trẻ em lúc 18 tháng và 24 tháng nên được tầm soát bệnh tự kỷ khi đi khám bác sĩ. Cha mẹ cũng có thể yêu cầu bác sĩ đánh giá về hội chứng này nếu họ lo lắng về con mình.

Điều trị

Mỗi đứa trẻ mắc tự kỷ đều có phương pháp điều trị khác nhau, vì vậy không có cách tiếp cận chung cho tất cả các bệnh nhân tự kỷ. Bác sĩ có thể cần thử một vài liệu pháp trước khi để tìm ra được liệu pháp hiệu quả và phù hợp với trẻ.

Điều trị tự kỷ có thể bao gồm:

Với cách điều trị thích hợp, con bạn có thể học cách kiểm soát một số thách thức xã hội và giao tiếp mà trẻ phải đối mặt. Do đó, trẻ có thể học tốt ở trường và tiếp tục thành công trong cuộc sống.

Nếu trẻ có các biểu hiện của tự kỷ thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các trung tâm chuyên biệt cho tự kỷ càng sớm càng tốt. Về cơ bản, giáo dục can thiệp được coi là phương pháp hàng đầu trong điều trị tự kỷ. Việc can thiệp sớm sẽ giúp cải thiện tình trạng hòa nhập và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Gần đây, liệu pháp ghép tế bào gốc đã và đang mở ra hướng đi mới trong điều trị chứng tự kỷ và hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất