Hội chứng kỳ lạ khiến dơi chết hàng loạt

Ít nhất 5,7 triệu con dơi trên khắp 16 tiểu bang của Mỹ và Canada đã chết do căn bệnh kỳ lạ có tên Hội chứng mũi trắng (White-nose syndrome).

>>> Phát hiện loài dơi mới ở Việt Nam

Ngành nông nghiệp của Mỹ và Canada đang khốn đốn với tình trạng hàng triệu con dơi bị chết mỗi năm khiến chi phí cho các loại thuốc trừ sâu diệt trừ các loài sâu bọ, vốn là thức ăn chính của loài dơi tăng lên không ngừng.

Ít nhất 5,7 triệu con dơi trên khắp 16 tiểu bang của Mỹ và Canada đã chết do căn bệnh kỳ lạ có tên Hội chứng mũi trắng (White-nose syndrome), BBC dẫn lời các nhà khoa học nghiên cứu bệnh nấm cho hay.

Căn bệnh này được phát hiện trên loài dơi lần đầu tiên vào năm 2006 tại một hang động ở bang New York, Mỹ. Triệu chứng của căn bệnh là mõm dơi bi bao phủ bởi một loại nấm lạ có màu trắng. Một vài vùng khác trên cơ thể dơi cũng có thể thấy những đốm trắng này.

Hội chứng kỳ lạ khiến dơi chết hàng loạt
Hội chứng mũi trắng kỳ lạ đang giết chết hàng triệu con dơi mỗi năm.

Cho tới nay các phòng thí nghiệm vẫn chưa thể xác định được tên của loài nấm lạ là gì cũng như nguyên nhân gây ra tử vong ở loài dơi. Chỉ biết là loại nấm này phát triển mạnh vào mùa Đông.

Trước đây, cục Hoang dã và Cá của Mỹ đã phải đóng cửa nhiều hang động và mỏ để ngăn chặn sự lây lan của hội chứng này.

Theo giới chức Mỹ, dơi là loài sinh vật rất đối với nông nghiệp và nền kinh tế Mỹ nói chung. Một con dơi trong lúc bay đêm, có thể ăn một khối lượng côn trùng bằng 50-75% thể trọng của nó. Một cách gián tiếp, dơi giúp vào việc bảo vệ mùa màng cũng như kiểm soát các loài côn trùng có thể lan bệnh cho người.

Theo tính toán của các nhà khoa học, việc dơi chết hàng loạt khiến ngành kinh tế các nước Bắc Mỹ thiệt hại ít nhất 3,7 tỷ USD mỗi năm bao gồm chi phí cho thuốc trừ sâu diệt côn trùng, vốn là thức ăn của dơi. Đó là còn chưa kể tới chi cho việc khắc phục những ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với con người, động vật và môi trường.

Sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh lạ này cũng đã gây ra những khó khăn không nhỏ đối với các nhà chức trách trong việc ước lượng dân số loài dơi.

"Hội chứng trắng mũi lây lan nhanh chóng thông qua các quần thể dơi ở miền đông Bắc Mỹ đã gây ra tỷ lệ tử vong đáng kể”, tiến sĩ Jeremy Coleman, điều phối viên của Hiệp hội Quốc gia Hội chức mũi trắng nước Mỹ nói.

"Nhiều con dơi đã chết trước khi chúng tôi có thể đưa ra những đánh giá dân số loài dơi tiền hội chứng mũi trắng”, tiến sĩ Cole man cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News