Hội nghị điện hạt nhân châu Á lần hai tại Hà Nội

Trong hai ngày 18-19/1, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phối hợp với Cục Năng lượng Nguyên tử, Bộ Khoa học và Công nghệ, cùng Công ty tổ chức sự kiện Synergy tổ chức Hội nghị điện hạt nhân châu Á lần thứ 2.

Hội nghị điện hạt nhân châu Á lần hai tại Hà Nội

 

Hội nghị có sự tham gia của hơn 120 đại biểu đến từ các nước trong khu vực châu Á, đang tham gia vào điện hạt nhân hiện nay cùng đại diện các nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga…

Hội nghị được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia về điện hạt nhân và các doanh nghiệp tại Việt Nam được tiếp cận, trao đổi thông tin và bài học kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước trong các vấn đề liên quan đến dự án điện hạt nhân để ứng dụng vào hoàn cảnh của Việt Nam.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi về các vấn đề liên quan đến triển vọng và vai trò của điện hạt nhân; sự phát triển điện hạt nhân trong khu vực và cơ hội cho các chương trình hợp tác; nguồn lực và công nghệ, trong đó những kinh nghiệm trong giai đoạn đầu của chương trình hạt nhân mới; những bước chuẩn bị đầu tiên khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân mới và tìm sự đồng thuận từ công chúng là những nội dung được bàn luận sôi nổi.

Các đại biểu đều cho rằng, phát triển điện hạt nhân sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn sơ cấp, tăng cường tính an ninh trong cung cấp năng lượng, đảm bảo các nguồn tài nguyên trong nước được sử dụng một cách hợp lý; tăng cường tiềm lực khoa học-kỹ thuật và công nghệ phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp và kinh tế tăng.

Điện hạt nhân tạo điều kiện giảm phát thải khí ô nhiễm môi trường và phù hợp với xu thế hiện nay, tương lai của khu vực và thế giới; đảm bảo cân đối, đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng cho đất nước trong tương lai, bảo tồn các nguồn nguyên liệu hóa thạch; đảm bảo tính kinh tế khi cạnh tranh với các nhiên liệu nhập khẩu.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hiện nay, Việt Nam đang gấp rút tiến hành các công tác chuẩn bị để có thể khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020.

Từ khóa liên quan:

điện hạt nhân

hà nội

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News