Hồi sinh cây đóng băng 30.000 năm
Các nhà khoa học Nga vừa phát hiện mô quả 30.000 năm tuổi được bảo quản tự nhiên tại hang sóc nằm trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Siberia. Họ đã tiến hành thử nghiệm để làm sống dậy loài thực vật có hoa này.
“Các hạt giống của cây thảo mộc Silene stenophylla có niên đại rất xa so với mô thực vật cổ nhất được tái sinh trước đây”, Svetlana Yashina và David Gilichinsky - hai nhà nghiên cứu tại viện Khoa học Nga cho biết.
Các nhà khoa học cho rằng phát hiện mới có thể là bước ngoặt lớn trong nghiên cứu vật liệu sinh học cổ đại và mở đường cho phương thức tái sinh các loài khác, bao gồm một số loài đã tuyệt chủng. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tầng đất đóng băng vĩnh cửu, nơi họ có thể tìm kiếm "hồ gene" cổ đại, mà theo lý thuyết đã biến khỏi trái đất rất lâu.
Trước đây, kỷ lục của hệ thực vật cổ đại có thể tái sinh thuộc về hạt giống cây cọ 2.000 năm tuổi tại pháo đài Masada gần biển Chết ở Israel.
Cây thảo mộc Silene stenophylla
Thành công mới nhất có tầm quan trọng to lớn về mặt thời gian. Các nhà khoa học cho biết phương pháp định tuổi bằng đồng vị nguyên tố carbon đã xác định các hạt giống có 31.800 năm tuổi với sai số 300 năm.
Các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Nga cho biết: "họ đã phát hiện 70 hang sóc đóng băng dọc bờ sông Kolyma ở phía đông bắc Siberia, Nga. Đồng thời họ tìm thấy hàng trăm ngàn mẫu hạt giống thực vật khác nhau".
Ngoài ra, các hang đã được tìm thấy ở độ sâu 20 - 40m so với bề mặt có chứa xương của động vật có vú lớn như voi ma mút, tê giác, bò rừng, ngựa, hươu, nai, và nhiều loài động vật khác từ cuối kỷ Pleitoxen.Tầng đất đóng băng vĩnh cửu có chức năng như một tủ lạnh tự nhiên khổng lồ, cách biệt hoàn toàn với lớp bề mặt. Nhiệt độ trung bình của nó là -7 độ C trong hàng chục ngàn năm. Do đó, đây là nơi bảo quản tuyệt vời cho hạt giống thực vật.
Trong phòng thí nghiệm tại Moscow, các nhà khoa học đã tìm cách để phát triển cây trồng từ hạt giống của Silene stenophylla nhưng không thành công. Sau đó, họ chuyển sang sử dụng mô quả gắn với hạt và đã trồng thành công loại cây trong chậu dưới ánh sáng và nhiệt độ được kiểm soát.
"Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã biết các tế bào thực vật có thể tồn tại hàng thiên niên kỷ trong điều kiện lý tưởng. Và nghiên cứu mới là một bước đột phá tuyệt vời", Grant Zazula tại White Yokon Territory, Canada nói trên tờ New York Times.
Trước một số thông tin về mức độ ảnh hưởng của thực vật tái sinh chưa được khoa học giám sát, Yashina và Gilichinsky đã sử dụng phương pháp Carbon phóng xạ để chứng minh những hạt giống quả được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cữu không gây hại cho môi trường. Ví dụ điển hình như cây thảo mộc S.Stenophylla - nó rất giống loại thực vật hiện vẫn được trồng được trồng tại Siberia.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
