Hôm nay, Ấn Độ sẽ phóng trạm đổ bộ Mặt trăng

Nhiệm vụ Chandrayaan 3 đã xử lý xong những rào cản lớn trước lịch phóng dự kiến vào chiều 14/7, theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO).


Tên lửa LVM3 với bộ đôi phương tiện vũ trụ của nhiệm vụ Mặt trăng Chandrayaan 3 trên bệ phóng. (Ảnh: ISRO)

Nhiệm vụ Chandrayaan 3 đặt mục tiêu lần đầu tiên đưa tàu vũ trụ của Ấn Độ hạ cánh thành công xuống Mặt trăng. "Quá trình đánh giá sẵn sàng cho nhiệm vụ đã hoàn tất. Vụ phóng cũng đã được cấp phép. Hoạt động đếm ngược sẽ bắt đầu vào ngày mai", ISRO thông báo trên Twitter hôm 12/7.

Vụ phóng dự kiến diễn ra trên đảo Sriharikota, bờ biển phía đông Ấn Độ, lúc 16h05 ngày 14/7 (giờ Hà Nội) với tên lửa LVM3. Trong nhiệm vụ Chandrayaan 3, bộ đôi trạm đổ bộ - robot sẽ đáp xuống gần cực nam của Mặt trăng khoảng cuối tháng 8. Nếu nhiệm vụ diễn ra suôn sẻ, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 hạ cánh thành công xuống Mặt trăng, sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa nước nào trong số này từng đáp xuống cực nam.

Bộ đôi trạm đổ bộ - robot của Ấn Độ được thiết kế để hoạt động trong một ngày Mặt trăng (tương đương khoảng 14 ngày Trái đất), thu thập nhiều loại dữ liệu về môi trường xung quanh chúng bằng các công cụ khoa học.

Chandrayaan 3 là nhiệm vụ Mặt trăng thứ ba của Ấn Độ và là nỗ lực thứ hai nhằm hạ cánh nhẹ nhàng (soft landing) xuống thiên thể này. Nỗ lực đầu tiên diễn ra vào tháng 9/2019 và kết thúc thất bại khi bộ đôi trạm đổ bộ - robot của Chandrayaan 2 đâm mạnh xuống bề mặt Mặt trăng.

Nhiệm vụ Chandrayaan 2 cũng bao gồm một tàu quỹ đạo. Con tàu hiện vẫn thu thập dữ liệu xung quanh Mặt trăng. Chandrayaan 3 không có tàu quỹ đạo nào, nhưng module đẩy của nhiệm vụ sẽ mang theo một công cụ nghiên cứu Trái đất từ xa. Dữ liệu này sẽ hữu ích cho những nhiệm vụ trong tương lai nhằm tìm kiếm ngoại hành tinh phù hợp với sự sống, ISRO cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 17/05/2025
Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hôm nay 40% người Trái đất chứng kiến Mặt trời hóa trăng lưỡi liềm

Hình ảnh mê hoặc về một vầng trăng lưỡi liềm trá hình xuất hiện giữa ban ngày sẽ hiện ra trước mắt người dân châu Âu, Tây Á và Bắc Phi.

Đăng ngày: 16/05/2025
Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?

Điều gì xảy ra nếu hành tinh lang thang va chạm Trái đất?

Chịu va chạm từ một hành tinh lang thang sẽ khiến Trái đất bị phá hủy hoàn toàn. Việc nó chỉ xuất hiện trong Hệ Mặt trời cũng đã khiến quỹ đạo mọi hành tinh thay đổi.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Những

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ

Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Đăng ngày: 12/05/2025
Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?

Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?

Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News