Hơn 100 tỷ “hành tinh giả mạo” bí ẩn đang trôi qua Dải Ngân hà
Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng có thể có hơn 100 tỷ "hành tinh giả mạo" đang trôi qua Dải Ngân hà của chúng ta.
Các hành tinh trôi nổi tự do được cho di chuyển không mục đích trong không gian, bởi vì chúng không kết nối với bất kỳ Mặt trời hoặc ngôi sao nào.
Giáo sư Scott Gaudi, một nhà thiên văn học tại Đại học Bang Ohio, cho biết: “Vũ trụ có thể chứa đầy những hành tinh giả mạo và chúng ta thậm chí sẽ không biết điều đó. Chúng ta sẽ không bao giờ phát hiện ra nếu không thực hiện một cuộc khảo sát kỹ lưỡng”.
Các “hành tinh giả mạo” có thể sẽ cực kỳ lạnh. (Ảnh minh họa).
Kính thiên văn vũ trụ Nancy Grace Roman được biết đến là đài quan sát không gian hồng ngoại của NASA hiện đang được phát triển, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong 5 năm tới, có thể chụp ảnh Dải Ngân hà. Kính thiên văn này có thể tìm thấy các hành tinh cách Trái đất hàng nghìn năm ánh sáng, xa hơn nhiều so với các phương pháp phát hiện hành tinh khác hiện tại.
Được đặt theo tên của Nancy Grace Roman, cựu giám đốc thiên văn của NASA, người đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực thiên văn học không gian, kính viễn vọng này được thiết lập để cung cấp các cuộc khảo sát vũ trụ bao quát nhất có thể.
Mặc dù các “hành tinh giả mạo” đã được biết đến trong nhiều năm, nhiệm vụ mới với sự hỗ trợ của kính thiên văn vũ trụ Nancy Grace Roman hy vọng sẽ tiết lộ thông tin mới về hàng tỷ tiềm năng trong thiên hà của chúng ta.
Mô phỏng của giáo sư Gaudi và các đồng nghiệp cũng cho thấy kính thiên văn mang tính cách mạng của NASA sẽ phát hiện và rất nhạy với các hành tinh mới hơn 10 lần so với các kính thiên văn trên mặt đất hiện nay.
“Đã có một số hành tinh giả mạo được phát hiện. Đây là một biên giới hoàn toàn mới”, Samson Johnson, một nghiên cứu sinh trong phòng thí nghiệm của giáo sư Gaudi, cho biết.
Johnson cũng nói thêm rằng các “hành tinh giả mạo” có thể sẽ cực kỳ lạnh, nhưng việc nghiên cứu chúng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về cách tất cả các hành tinh hình thành.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
