Hơn 220.000 người chết vì thiên tai năm 2008

Thiên tai cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong năm qua và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn thất thiên tai về người và của. 

Hơn một triệu người Myanmar mất nhà cửa vì siêu bão Nargis. Ảnh: Dailife.


Munich Re, hãng tái bảo hiểm lớn thứ hai thế giới có trụ sở tại thành phố Munich (Đức) cho biết, mặc dù số lượng thảm họa thiên nhiên năm nay thấp hơn năm 2007 nhưng chúng lại gây ra thiệt hại cực lớn về người và của. “Hiện tượng này phản ánh một xu hướng dài hạn mà chúng tôi đang theo dõi. Thay đổi khí hậu đã bắt đầu và đóng vai trò chủ chốt trong việc gây nên những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thiên tai”, Torsten Jeworrek, một lãnh đạo của Munich Re nhận định.

Siêu bão Nargis đánh vào Myanmar hồi tháng 5 là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn 135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa. Chỉ vài ngày sau, một cơn địa chấn xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc cũng khiến 70.000 người chết, 18.000 người mất tích và gần 5 triệu người mất nhà cửa.

Dù số người chết thấp hơn bão Nagis, trận động đất tại Tứ Xuyên là thảm họa lớn nhất về mặt vật chất trong năm với thiệt hại lên tới 85 tỷ USD. Nó cũng góp phần đưa 2008 thành năm có tổn thất tài chính do thiên tai lớn thứ ba trong lịch sử loài người sau năm 2005 và 1995. Còn năm có nhiều người chết vì thiên tai nhất những năm gần đây là 2004 với trận sóng thần giết chết hơn 225.000 người.

Thiên tai năm 2008 mở đầu bằng mùa đông khắc nghiệt ở Afghanistan, Kyrgystan và Tajikistan trong tháng 1 làm khoảng một nghìn người thiệt mạng. Ngoài bão Nargis và động đất Tứ Xuyên, trong năm qua còn chứng kiến cơn bão Fengshen giết chết 557 người tại Trung Quốc và Philippines trong tháng 6, đợt lũ lụt ở Ấn Độ, Nepal và Bangladesh trong tháng 8 và 9 lấy đi sinh mạng 635 người và các trận động đất tại Pakistan hồi tháng 10 khiến 300 người thiệt mạng.

Tại châu Mỹ, có 6 cơn lốc xoáy mạnh đánh vào miền nam nước Mỹ, trong đó cơn lốc Ike gây ra thiệt hại khoảng 10 tỷ USD. Tại châu Âu, một hệ thống áp thấp có tên Emma gây thiệt hại 2 tỷ USD vào tháng 3, trong khi cơn bão Hilal gây tổn thất 1,1 tỷ USD vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News