Hơn 87,3 triệu USD khắc phục thiên tai sông Mekong
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa quyết định hỗ trợ 87,39 triệu USD cho hai nước Lào và Việt Nam nâng cấp các cơ sở hạ tầng đồng thời tăng cường công tác dự báo để cải thiện khả năng sẵn sàng đối phó với hạn hán và lũ lụt ở khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng.
Bên cạnh việc nâng cấp hoặc xây dựng các kênh đào, trạm bơm thoát nước và đê kè tại thủ đô Vientiane của Lào và các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, gói hỗ trợ cũng sẽ được sử dụng để thu thập các dữ liệu, thông tin và kiến thức nhằm để chuẩn bị cho việc dự báo hạn hán và lũ lụt trên phạm vi quốc gia tại hai nước.
Sông Mê Kông đoạn chảy qua đất Lào.
Theo đó, một Trung tâm Quốc gia cảnh báo sớm sẽ được thành lập tại Lào. Các tiêu chuẩn thiết kế cho các biện pháp giảm thiểu tác động của hạn hán và lũ lụt tại khu vực đồng bằng sông Mekong cũng sẽ được xây dựng và các phương án quản lý lũ lụt xuyên quốc gia cũng sẽ được nghiên cứu đánh giá.
Ngoài tác dụng tích cực bổ sung phù sa của sông Mekong cho các vùng ngập nước, hậu quả từ lũ lụt có thể gây thiệt hại trung bình lên đến 70 triệu USD mỗi năm.
Bên cạnh đó, tác động trực tiếp của hạn hán ở khu vực hạ lưu sông Mekong rất lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng đối với sản lượng lúa gạo, chăn nuôi và thủy sản; năm 2004-2005 đã gây ra thiệt hại ước tính khoảng 43 triệu USD cho khu vực đồng bằng sông Mê kông đồng thời gây ra tình trạng thiếu lương thực cục bộ.
Bà Su Chin Teoh, chuyên gia về tài nguyên thiên nhiên của Tổng Vụ Đông Nam Á thuộc ADB, phát biểu: “Lũ lụt và hạn hán ở khu vực hạ lưu vực sông Mekong có thể có tác động lớn đến nông nghiệp, nguồn cung lương thực và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên để giảm bớt rủi ro không chỉ cần xây dựng cơ sở hạ tầng mà còn cần phải trang bị cho cộng đồng những kỹ năng xây dựng kế hoạch, dự đoán và chuẩn bị cho biến đổi khí hậu".

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
