Hòn đảo bị đại dương "nuốt chửng" ngoài khơi Pakistan
Một hòn đảo hình thành do núi lửa bùn ở Pakistan bị nước biển bao trùm và biến mất gần như không còn dấu vết khi nhìn từ trên cao.
Đảo Earthquake Mountain biến mất theo thời gian. (Ảnh: Fox).
Những bức ảnh của NASA hé lộ hòn đảo mang tên Earthquake Mountain hay còn gọi là Zalzala Koh đã bị đại dương "nuốt chửng" chưa đầy 7 năm sau khi hình thành bởi một trận động đất mạnh ở Pakistan. Ảnh tổng hợp trong 6 năm qua của hòn đảo sinh ra bởi núi lửa bùn được chụp qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi Earthquake Mountain chìm nghỉm dưới nước biển.
Lúc đầu, Earthquake Mountain cao 20m, rộng 90m và dài 40m, khiến các chuyên gia cho rằng hòn đảo sẽ không tồn tại lâu và cuối cùng dự đoán này đã được chứng minh. "Hiện nay, Earthquake Mountain có thể nằm khuất tầm mắt nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã biến mất hoàn toàn. Năm 2019, dấu vết của hòn đảo vẫn còn lưu lại trong ảnh vệ tinh Landsat. Vào tháng 6/2019, Landsat quan sát vệt trầm tích bao quanh chân hòn đảo chìm dưới nước", NASA cho biết.
Theo NASA, những núi lửa bùn dọc vùng ven biển Pakistan là kết quả từ sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo Trái Đất trong khu vực, đáng chú ý là mảng kiến tạo Arab chìm dưới mảng kiến tạo Á Âu vài centimet mỗi năm. Điều đó khiến trầm tích mềm đi dồn lên mảng kiến tạo Á Âu, hình thành núi lửa bùn trong quá trình đá nóng chảy trở thành magma và khí gas nóng phun ra ngoài.
Earthquake Mountain không phải đảo núi lửa bùn duy nhất hình thành và biến mất trong khu vực. Một đảo khác tương tự tên Malan cũng mọc lên và bị xói mòn 4 lần trong thế kỷ qua, vào các năm 1945, 1999, 2010 và 2013.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
