Hòn đảo đột nhiên bị cả một đội quân lợn rừng xâm chiếm
Số lợn này sắp sửa còn đông hơn dân số con người trên đảo.
Theo thông tin mới ghi nhận, các cư dân tại Pulau Besar - hòn đảo thuộc Malaysia - đang phải đối phó với một hiện tượng hết sức hy hữu và vô cùng khó đỡ. Đó là bỗng nhiên có đến hàng chục con lợn rừng xuất hiện xâm chiếm cả hòn đảo, phá tan hoang đồng ruộng và hoa màu của nông dân. Sau khi phá chán chê, chúng bắt đầu tìm được sang phá hoại các khu vực lân cận khác.
Lợn rừng đang khiến cư dân tại đảo Pulau Besar khốn khổ.
Tuy nhiên, chuyện lợn rừng đến phá hoại cũng chưa khiến người ta sốc bằng việc phát hiện ra nguồn gốc của số lợn đó. Theo như các báo cáo ghi nhận, số lợn này được cho là có xuất xứ từ Sumatra - Indonesia. Mà để đi từ Sumatra đến Pulau Besar, chúng phải vượt qua một eo biển dài hàng chục kilomet.
Được biết, Malaysia và Indonesia vốn bị chia cắt bởi eo biển Malacca Strait, có khoảng cách khoảng là 65km ở nơi hẹp nhất. Nói cách khác, giả thuyết hiện đang được nhiều người quan tâm nhất là lũ lợn rừng đã bơi đến 65km để chiếm đảo, một thành tựu phải nói là cực kỳ kinh ngạc ngay cả khi lợn rừng vốn là loài bơi giỏi.
Lũ lợn được cho là có nguồn gốc từ Sumatra, cách đảo ít nhất 65km.
Một giả thuyết khác đến từ tờ Guardian, cho rằng có thể lũ lợn rừng đã tìm cách đột nhập lên những chuyến tàu chở hàng để đến đây. Nhưng dù là bằng cách nào, lũ lợn vẫn là những vị khách không mời, và đang khiến dân đảo phải khổ sở giải quyết.
"Cuộc xâm lăng của lũ lợn rừng khiến chúng tôi khổ sở, vì số lượng của chúng ngày càng tăng lên" - trích lời Norhizam Hassan Baktee, chủ tịch Hội nông nghiệp Malacca.
"Hòn đảo đã phải chứng kiến những tổn hại ghê gớm vì hàng chục con lợn di cư đến, trong đó có cả lợn con".
Hội nông nghiệp trên đảo đã phát đi thông báo lo ngại rằng số lượng lũ lợn sẽ sớm vượt qua dân số người trên hòn đảo vốn thưa dân này. Theo dự tính, Bộ thiên nhiên hoang dã Malacca sẽ sớm huy động người đến bắn hạ chúng để giảm tải áp lực cho cư dân.
Xét về mặt khoa học, lợn rừng thường chỉ bơi khi muốn tìm nơi có thức ăn tốt hơn, và để tránh nguy hiểm. Tại Bahamas (quốc gia thuộc Caribbean) cũng có một giống lợn rừng có thể bơi lội tung tăng trên biển. Có điều, quãng đường xa nhất chúng có thể bơi mới chỉ được ghi nhận khoảng 11km thôi, từ Pháp đến Alderney. Chứ 65km như trường hợp ở Pulau Besar thì... chắc phải là siêu lợn.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.
