Hòn đảo to gấp 11 lần chỉ trong vòng 15 tháng
Một hòn đảo nhỏ ở ngoài khơi bờ biển Nhật Bản đang có sự “tăng trưởng” ngoạn mục về diện tích do núi lửa phun trào.
Hòn đảo Nishinoshima. (Ảnh: Cảnh sát biển Nhật Bản)
Chỉ trong vòng 15 tháng, đảo Nishinoshima – cách Tokyo 620 dặm về phía Nam, đã tăng 11 lần so với kích thước ban đầu, tờ Hawaii News Now đưa tin.
Huffington Post ngày 3-3 cho biết sự tăng trưởng nhanh chóng của hòn đảo bắt đầu vào tháng 11-2013, khi một hòn đảo mới có tên Niijima hình thành gần Nishinoshima do kết quả của một đợt phun trào núi lửa dưới đáy biển. Cuối cùng, Niijima đã hợp nhất với Nishinoshima khiến diện tích hòn đảo cũ tăng lên gấp nhiều lần.
Cảnh sát biển Nhật Bản báo cáo rằng hòn đảo có thể gia tăng diện tích do núi lửa dưới biển vẫn còn hoạt động mạnh. Trong một cuộc khảo sát trên không mới đây, lực lượng này đã quan sát thấy một cột khói 1.200 m xuất hiện từ miệng núi lửa, đồng thời nhiều đá, dung nham được phun ra mỗi phút.
Theo Chương trình Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian (Mỹ), núi lửa này từng hoạt động vào những năm 1973 đến 1975, cung cấp đất đá cho hòn đảo Nishinoshima tồn tại. Từ đó đến năm 2013, núi lửa chưa thức tỉnh lần nào. Theo Cảnh sát biển Nhật Bản, tính đến ngày 23-2, diện tích Nishinoshima đã tăng lên 2,45 km2 và liên tục được mở rộng về phía Đông của đảo.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
