Hướng dẫn cách chăm sóc hoa mai sau Tết

Sau Tết, mai bắt đầu tàn và cần được chăm sóc để vụ mai năm sau, cây mai lại nở rộ. Cùng học cách chăm sóc cây mai sau Tết để Tết năm sau, hoa mai lại nở rực rỡ nhé!

Bạn cần biết cách chăm sóc mai sau Tết để cây có thể phát triển và ra hoa vào cuối năm sau. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm được tiền mua chậu cây mới mà vẫn có một chậu mai ưng ý để chơi Tết. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho bạn.

Chăm sóc mai sau Tết thế nào còn tùy thuộc vào từng loại cây. Thông thường có 3 loại: Cây mai trồng chậu chưng trong nhà, cây mai trồng chậu chưng ngoài sân và cây trồng đất. Với mỗi loại cây hoa mai thì lại có cách chăm sóc mai sau Tết, phục hồi mai với các mức độ khác nhau.

Với chậu mai chưng trong nhà

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa mai sau Tết
Cây mai trồng chậu chưng trong nhà.

Mai chưng trong mấy ngày Tết thường từ 27, 28 đến mồng 6 Tết, chính vì ở trong nhà nên cây không được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời dẫn đến không quang hợp được nhiều, khi đó lá cây sẽ mỏng, màu xanh nhạt, cành vươn dài nhưng mảnh và yếu. Nhiều gia chủ không chịu khó chăm sóc mai mà chỉ đổ một ít nước hoặc thậm chí là "tưới" cả nước ngọt hoặc bia vào gốc mai.

Bên cạnh đó đa số mai hiện nay đều bị phun thuốc kích thích ra hoa, giữ hoa khiến cho sinh lý của mai không ổn định. Trong những này này, mai phải dồn tối đa nhựa để nuôi hoa cộng với trong một tuần liền phải sống trong điều kiện thiếu thốn nên mai bị kiệt sức, nếu bạn không chăm sóc tốt thì có thể sang năm, mai sẽ không ra hoa nữa.

Sau Tết, bạn nên đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì có thể khiến lá mai bị cháy. Bạn cần lặt bỏ hết hoa mai và nụ mai trên cây để cây không phải dồn chất dinh dưỡng nuôi hoa, nuôi nụ.

Với chậu mai chưng ngoài sân hoặc cây mai trồng đất

Những chậu mai được chưng ngoài sân do được sống trong môi trường khá giống với tự nhiên nên bạn sẽ không cần phải mất quá nhiều công sức để chăm sóc như chậu mai để chưng trong nhà. Bạn cũng cần ngắt bỏ toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì mai được chưng ở ngoài nên đã quen nắng gió, do vậy, bạn không cần phải đem chậu cây vào bóng mát.

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa mai sau Tết
Mai chưng ngoài sân.

Cách chăm sóc mai sau Tết

1. Tỉa cành cây

Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai mà bạn có cách tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông - cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.

Bạn dùng khoảng 1 thìa cà phê phân u-rê pha với 10 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc cây. Nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì bạn không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa còn nếu không thì bạn cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì. Khi thấy cành mai không phát triển nhiều, bạn dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa mai sau Tết
Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20.

Khi cây đã hồi lại thì bạn đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh. Lưu ý là ở thời điểm này do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Bạn cần pha chung hai loại thuốc có hoạt chất Hexaconazole (Anvil) và Fipronil (Regent) để phun lần đầu sau khi tỉa cành khoảng 10 ngày và phun lần hai khi cây vừa nhú mầm và lần cuối sau khi cây lá cây vừa già.

Nếu là năm bình thường thì bạn nên tỉa tán mai vào khoảng ngày 10-20, còn năm nhuận thì có thể tỉa tán muộn hơn. Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây. Khi cành bị cắt đi, chồi non sẽ phát triển thành cành mới, mang theo chồi trên nách lá - chồi này có thể phát triển thành cành mới hoặc thành nụ (phụ thuộc vào quang kỳ, phân bón, nhiệt độ và một số yếu tố khác).

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa mai sau Tết
Việc tỉa tán rất quan trọng vì sẽ giúp tạo lại sáng, tán lá cho cây.

Bạn cần chú ý cắt tỉa cành cây bởi những cành không được tỉa sẽ thường bị nấm bệnh và không cho ra nhiều hoa bằng các cành được tỉa. Cách tỉa mai vàng càng gần thân cây thì cành sẽ càng phát triển mạnh.

2. Vệ sinh cây

Sau khi tỉa cành mai xong thì công việc tiếp theo chính là vệ sinh cây. Cách làm rất đơn giản, bạn có thể dùng vòi nước phun mạnh vào cây cho bong tróc hết rong rêu nấm mốc hoặc dùng phân u-rê pha thật đặc để phun vào cây, đặc biệt là những chỗ có nhiều nấm mốc. Chú ý: tuyệt đối không để phân u-rê chảy xuống gốc (bạn có thể dùng túi ni-long để che gốc). Sau khi phun được khoảng 10 phút, bạn dùng bàn chải chà thật mạnh lên cây để đánh bật nấm mốc ra.

3. Một số chú ý

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.

Hướng dẫn cách chăm sóc hoa mai sau Tết
Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân.

Công việc chăm sóc mai sau Tết vậy là coi như hoàn chỉnh. Các việc trên các giúp chuẩn bị thật tốt cho cây mai để cây tích luỹ chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp vào Tết năm sau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đuổi muỗi bằng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường

Đuổi muỗi bằng chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường

Đinh lăng và xoan, kết hợp với một lượng hóa chất cực nhỏ không gây độc hại để tạo thành một sản phẩm xua đuổi ruồi, muỗi và côn trùng an toàn với người, thân thiện với môi trường và giá thành rẻ.

Đăng ngày: 05/02/2018
Sinh viên chế tạo xe 4 bánh chạy 200km với một lít xăng

Sinh viên chế tạo xe 4 bánh chạy 200km với một lít xăng

Nhóm sinh viên một trường đại học ở Đồng Nai chế tạo 2 xe tiết kiệm nhiên liệu. Một chiếc sử dụng nhiên liệu xăng, có thể đi 200km với một lít nhiên liệu.

Đăng ngày: 27/01/2018
Sinh viên mang nông nghiệp thông minh ra... đảo

Sinh viên mang nông nghiệp thông minh ra... đảo

Trần Nhật Nam, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, mô hình nông nghiệp của nhóm có thể áp dụng vào nhiều hình thức canh tác như thủy canh, khí canh, tưới nhỏ giọt…

Đăng ngày: 12/01/2018
Kỹ thuật trồng hoa violet nở đúng dịp Tết chỉ vài bước đơn giản

Kỹ thuật trồng hoa violet nở đúng dịp Tết chỉ vài bước đơn giản

Hoa violet có tên khoa học là Saintpaulia, tên tiếng Anh là African violet. Đây là một loài hoa đẹp dễ trồng, nở quanh năm mà không tốn công chăm sóc.

Đăng ngày: 02/01/2018
Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng bằng cành

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng bằng cành

Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng yêu cầu người trồng hoa phải chú ý cẩn thận từng bước một để có thể có được những bông hoa cẩm chướng khỏe mạnh và đẹp rực rỡ.

Đăng ngày: 30/12/2017
Máy phát hiện gian lận thi cử

Máy phát hiện gian lận thi cử

Anh Tôn Thất Trường Nam (29 tuổi), kỹ thuật viên tại khoa tự nhiên - công nghệ Trường ĐH Tây Nguyên, đã chế tạo thiết bị có thể phát hiện gian lận trong thi cử. Thiết bị này đang áp dụng tại trường.

Đăng ngày: 27/12/2017
Thiết bị cảnh báo ô nhiễm không khí trong bán kính 2km của sinh viên

Thiết bị cảnh báo ô nhiễm không khí trong bán kính 2km của sinh viên

Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề nghiêm trọng tại các đô thị, tác động xấu đến đời sống con người.

Đăng ngày: 23/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News