Hương hoa Đổng thảo ngăn ung thư tiền liệt tuyến

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở thành phố Bochum, Đức khẳng định mùi thơm của loài hoa Đổng thảo có tác dụng làm các tế bào ung thư tiền liệt tuyến bị hạn chế một cách rõ rệt và thậm chí còn bị ngăn chặn hoàn toàn. 

Hoa Đổng thảo mọc tự nhiên ở những vùng đất như Bắc Mỹ, Nhật Bản và Australia.

Kết quả nghiên cứu của giáo sư tiến sĩ Hanns Batt và các nhà sinh học trường Đại học tổng hợp Rhur ở thành phố Bochum cho biết họ đã nghiên cứu và mới đây phát hiện một chất protein có thể được sản sinh hàng loạt trong các tế bào ung thư tiền liệt tuyến và có chức năng tiếp nhận mùi thơm của hoa Đổng thảo.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy, bình thường mùi thơm của hoa không thể xâm nhập vào tiền liệt tuyến, nhưng thay vào đó có một phân tử tương tự được tạo ra như là một sản phẩm của sự trao đổi chất trong hormon tuyến sinh dục nam giới. Kích thích tố này có tác dụng làm gia tăng các protein tiếp nhận mùi trong tiền liệt tuyến.

Trước đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng protein tiếp nhận mùi thơm của cây Huệ chuông (hay còn gọi là cây Linh lan) trong tinh dịch của người. Giờ đây, các nhà khoa học trường Đại học ở Bốc-khum lại phát hiện tiếp protein trong các tế bào tiền liệt tuyến có thể tiếp nhận mùi thơm của hoa Đổng thảo.

Để xác định chức năng của proteinn này, các nhà sinh học đã tiến hành các nghiên cứu phức tạp bằng cách pha trộn hỗn hợp nhiều chất có mùi thơm và cuối cùng nhận được kết quả là protein (cơ quan tiếp nhận mùi) HOR 51 E2 đã có phản ứng tốt với beta-Ionon, mùi thơm cổ điển của hoa Đổng thảo và với hormon tuyến sinh dục (ví dụ như Dihydro-Testosteron) mà cấu trúc phân tử của nó giống như cấu trúc phân tử của hoa Đổng thảo.

Đổng thảo có tên khoa học là Viola, thuộc gia đình thảo cỏ (Violaceae), lá có hình trái tim hoặc hình quả thận, hoa đường kính khoảng 2,5 cm và có tới 500 loại mọc tự nhiên ở những vùng đất như Bắc Mỹ, Nhật Bản và Australia.

Các cuộc thử nghiệm tới đây sẽ xác định liệu khi nào thì có thể đưa phát hiện y học mới này vào thực tế điều trị đối với các bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến./.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News