Hươu cao cổ mẹ đá chết con do mải đấu với sư tử

Hươu cao cổ mẹ lỡ đá gãy cổ con trong lúc quay cuồng chống chọi những cú vồ của sư tử đói mồi.

Hươu cao cổ mẹ đá chết con do mải đấu với sư tử
Sư tử cái nhắm vào hươu cao cổ con yếu ớt và chạy chậm. (Ảnh: Mike Dexter).

Hướng dẫn viên safari kiêm nhiếp ảnh gia động vật hoang dã người Nam Phi Mike Dexter ghi lại sai lầm chí mạng của hươu cao cổ mẹ trong cuộc chiến với sư tử ở Masai Mara, Kenya. Trong loạt ảnh của Mike, hươu cao cổ mẹ hoảng hốt đá loạn xạ để đối phó sư tử cái nhưng lại làm tổn thương con của chính nó.

Biết rõ hươu cao cổ con mới ra đời cách đó vài giờ không có cơ hội sống sót sau cú đá mạnh, sư tử cái khôn ngoan rút lui tới khoảng cách an toàn, chờ mục tiêu gục hẳn. Chứng kiến con non chết dần, hươu cao cổ mẹ tìm cách hồi sinh nhưng thất bại. Hươu cao cổ mẹ buộc phải bỏ lại con, nhưng cứ khoảng 20 mét, nó lại ngoái đầu nhìn con non đang hấp hối.

Hươu cao cổ mẹ đá chết con do mải đấu với sư tử
Thay vì đá trúng sư tử cái, hươu cao cổ mẹ lại bất cẩn để con nó trúng đòn. (Ảnh: Mike Dexter).

Mike dành nhiều giờ theo dõi hươu cao cổ mẹ và con non mới chào đời của nó loạng choạng chạy những bước đầu tiên trên khắp đồng cỏ. Theo Mike, hai mẹ con hươu cao cổ di chuyển khá chậm. Sư tử cái bất thình lình nhô đầu lên từ đám cỏ cao ở khoảng cách 50 m.

"Tôi không nghĩ con sư tử sẽ tìm cách tấn công bởi hươu cao cổ trưởng thành nổi tiếng với cú đá trời giáng khiến mọi loài săn mồi phải dè chừng. Có lẽ sư tử cái quyết định thử vận may của nó", Mike chia sẻ.

Hươu cao cổ mẹ đá chết con do mải đấu với sư tử
Hươu cao cổ con ngoẹo cổ nằm chờ chết. (Ảnh: Mike Dexter).

Hươu cao cổ mẹ vung chân đá mạnh khi sư tử cái áp sát con non. Hươu cao cổ con vẫn còn sống sau khi hứng trọn cú đá toàn lực từ mẹ nó nhưng bị gãy cổ. Sau đó, hươu cao cổ mẹ tiếp tục rượt đuổi sư tử nhưng không theo kịp.

Loạt ảnh của Mike phản ánh cuộc sống khắc nghiệt trên đồng cỏ châu Phi, bao gồm vẻ đau buồn lộ rõ của hươu cao cổ mẹ khi chính nó gây ra cái chết cho con.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhóm nghiên cứu suýt phá sản vì mải ngắm đại bàng mà không ngờ chúng đã bay quá xa

Nhóm nghiên cứu suýt phá sản vì mải ngắm đại bàng mà không ngờ chúng đã bay quá xa

Một pha suýt thì "toang" của các nhà khoa học người Nga, nhưng may mắn là đã có sự trợ giúp từ cộng đồng mạng.

Đăng ngày: 30/10/2019
Đàn khỉ bất lực nhìn trăn siết chết đồng loại

Đàn khỉ bất lực nhìn trăn siết chết đồng loại

Hàng chục con khỉ vây quanh tìm cách cứu bạn thoát khỏi vòng siết của trăn ở chân ngọn núi thuộc tỉnh Prachuab Khiri Khan nhưng không thành công.

Đăng ngày: 30/10/2019
Gà con sinh ra đã có bản năng tránh nguy hiểm từ kẻ săn mồi

Gà con sinh ra đã có bản năng tránh nguy hiểm từ kẻ săn mồi

Theo một nghiên cứu của Đại học Trento và Đại học Queen Mary, London, gà con được sinh ra với kiến thức để chạy trốn khỏi những kẻ săn mồi hơn là học nó từ kinh nghiệm.

Đăng ngày: 30/10/2019
Mỗi loài động vật có bí quyết nhìn trong bóng đêm khác nhau

Mỗi loài động vật có bí quyết nhìn trong bóng đêm khác nhau

Với mắt người, đêm tối chỉ là một bức màn ảm đạm mờ ảo. Tuy nhiên, đối với những loài động vật ăn đêm bóng tối lại chính là "thiên đường" muôn màu muôn vẻ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Cá sấu cực kỳ nguy cấp sinh sản sau hai năm ghép đôi

Cá sấu cực kỳ nguy cấp sinh sản sau hai năm ghép đôi

Nỗ lực nhân giống của các nhà bảo tồn tại sở thú Rajshahi mở ra hy vọng hồi sinh loài cá sấu trên bờ vực tuyệt chủng ở Bangladesh.

Đăng ngày: 29/10/2019
Độc chiêu moi tim cóc mía để ăn của rái cá Australia

Độc chiêu moi tim cóc mía để ăn của rái cá Australia

Các nhà khoa học cho biết rái cá bản địa miền Tây Australia đã khám phá ra kĩ thuật mới để ăn loài cóc mía vốn chứa độc tính nguy hiểm.

Đăng ngày: 28/10/2019
Loài chim hậu đậu khi ở trên cạn lại là bậc thầy săn mồi dưới nước

Loài chim hậu đậu khi ở trên cạn lại là bậc thầy săn mồi dưới nước

Khi phát hiện thấy cá, chúng sẽ lao xuống mặt nước với tốc độ va chạm lên đến 100 km/giờ; con mồi dường như khó có cơ hội trở tay khỏi đòn tấn công chớp nhoáng này, tuy nhiên nếu chúng kịp tránh chim ó biển sẽ tiếp tục dùng chân và cánh để “truy sát”.

Đăng ngày: 27/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News