Hươu cao cổ xả thân bảo vệ con trước sư tử háu đói và cái kết
Vừa mới ra đời chỉ vài tiếng đồng hồ, hươu cao cổ con đã đối mặt với một loạt thử thách sinh tồn mà nó không thể ngờ tới.
Một đoạn video kịch tính được ghi lại ở vườn quốc gia Masai Mara (Kenya) cho thấy sự khắc nghiệt của tự nhiên không chừa bất kỳ một ai, đặc biệt là với những con non mới sinh.
Trong đoạn video là câu chuyện về số phận của một con hươu cao cổ con khi nó chỉ mới sinh ra được vài tiếng đồng hồ.
Theo Don Heyneke, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, cũng là người ghi lại đoạn video, hươu cao cổ cần khoảng 10 tiếng đồng hồ để làm quen với môi trường bên ngoài. Trong khoảng thời gian này, chúng không thể di chuyển một cách thuần thục, và càng không thể bỏ chạy khi gặp kẻ săn mồi.
Tuy nhiên, con hươu cao cổ trên đã kém may mắn khi bị phát hiện bởi một con sư tử, cùng với bầy linh cẩu háu đói.
Bất chấp nỗ lực bảo vệ của hươu mẹ cùng những cá thể trưởng thành khác trong đàn, hươu con bị sư tử dồn đến một vách đá, nơi nó không may ngã xuống và nằm bất động. Ngay lập tức, con sư tử lao xuống, ngoạm cổ con mồi gặp nạn, và bắt đầu kéo nó đến nơi an toàn.
Hai mẹ con hươu cao cổ bị phát hiện bởi một con sư tử cái.
Tưởng như hươu con xấu số sẽ trở thành bữa ăn cho sư tử háu đói, thì bất chợt hươu mẹ xuất hiện, lao đến và xả thân bảo vệ cho hươu con.
Các nhân chứng cho biết "cuộc chiến sinh tử" này kéo dài trong hơn 1 giờ đồng hồ và cuối cùng, con sư tử cái đã chấp nhận bỏ cuộc.
Con hươu con cũng đã có thể gượng dậy và sống sót nhờ vào sự mạnh mẽ và quyết tâm không gục ngã của mình.
Hươu cao cổ (tên khoa học Giraffa) là một chi các động vật có vú ăn cỏ, thuộc bộ guốc chẵn. Chúng chính là động vật cao nhất trên cạn, hơn cả loài voi và là cũng là động vật nhai lại có kích thước lớn nhất.
Theo đó, hươu đực có thể đạt chiều cao từ 4,8 tới 5,5 mét và cân nặng lên tới 1.300 kg. Kỷ lục về chiều cao đo được của một con hươu cao cổ là 5,87 mét.
Điểm đặc biệt nhất của loài này chính là cái cổ cực kỳ dài, có thể lên tới trên 2 mét. Chỉ riêng chiếc cổ đã chiếm từ 52-54% chiều dài cột sống của hươu cao cổ, so với 27-33% ở các động vật móng guốc lớn tương tự.
Chiếc cổ dài vừa là công cụ kiếm ăn, vừa là vũ khí tự vệ cho những con hươu vì cho phép chúng quan sát thấy kẻ địch từ xa.
Hươu cao cổ được xem là một trong những giống loài hiền lành nhất trên đồng cỏ châu Phi, và rất hiếm khi chủ động tấn công các loài động vật khác.
Nguồn thức ăn chính của chúng là lá cây keo ở độ cao mà hầu hết động vật ăn cỏ khác không thể với tới. Loài này thường uống một lượng lớn nước trong một lần và có thể giữ nước lâu ở trong cơ thể, nên chúng có thể sống tại những nơi khô cằn trong một thời gian dài.

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
