Hydro sinh học: nguồn năng lượng sạch từ rác thải
Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Canada (CNRC) đã sản xuất được hydro từ các chất thải hữu cơ và từ các chất thải nông nghiệp.
Mục đích của các nhà nghiên cứu là biến các chất thải này thành một nguồn năng lượng sạch, không tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính và giá chấp nhận được. Phần lớn hydro hiện nay là từ khí tự nhiên, từ dầu lửa, từ naphta và từ than. Những kỹ thuật này tiêu tốn rất nhiều năng lượng và tạo ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
“Sản xuất hydro từ các chất hữu cơ là cách tốt nhất để bảo vệ môi trường và đồng thời nếu đi kèm với việc tiêu tốn ít năng lượng khi sản xuất hydro”, Serge Guiot, Trưởng Nhóm nghiên cứu về năng lượng sinh học môi trường tại Viện nghiên cứu công nghệ sinh học của CNRS, cho biết. Quá trình ủ men giải phóng ít hydro và Nhóm nghiên cứu đã nghĩ đến việc triển khai và tối ưu hoá các pin nhiêu liệu được tác động bởi dòng điện nhẹ, phương pháp này được gọi là xúc tác điện, làm tăng lượng hydro được sản xuất.
Quy trình sản xuất hydro sinh học. (Ảnh: www.biohydrogen.nl) |
Serge Guiot cho biết: “Chúng tôi muốn tạo ra các hệ thống sinh học và tập hợp thành các quy trình liên tục để sản xuất hydro”. Serge Guiot thừa nhận: "Đây thực sự là một đột phá". Từ lâu nay, con người đã nghiên cứu sản xuất hyđrô bằng quá trình lên men kỵ khí truyền thống, sử dụng sinh khối, nhưng phương pháp này hết sức khó khăn bởi vì lượng hyđrô quá thấp. Phương pháp nghiên cứu mới có thể khắc phục nhược điểm của quá trình hoá sinh.
Để tránh nguy cơ gây hiệu ứng làm nóng khí hậu toàn cầu, các công nghệ tạo năng lượng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch đang thu hút sự quan tâm ở nhiều nước. Nguồn điện năng từ hydro là một trong các nguồn thay thế đầy triển vọng.
Hydro có thể chuyển thành điện năng với hiệu suất cao trong pin nhiên liệu. Nó có thể tạo ra năng lượng lớn gấp 3 - 4 lần so với năng lượng được đốt cháy từ dầu và sản phẩm duy nhất chỉ là nước..

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
