IAEA đánh giá cao đóng góp thiết thực của Việt Nam

Khóa họp Đại hội đồng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) lần thứ 57 đã chính thức khai mạc ngày 16/9 tại thủ đô Vienna của Cộng hòa Áo.

Tham dự khóa họp có đại diện 142 nước thành viên, trong đó có một Phó Tổng thống (Iran), 38 Bộ trưởng, 36 Thứ trưởng và Quốc vụ khanh. Ngoài ra, đại diện 4 nước quan sát viên và 14 tổ chức quốc tế cũng tham dự khóa họp.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Đình Tiến dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự khóa họp này.

Phát biểu khai mạc, Tổng giám đốc IAEA Yukiya Amano điểm lại kết quả hoạt động của IAEA trong năm qua trên tất cả các lĩnh vực: ứng dụng năng lượng nguyên tử, hợp tác kỹ thuật, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân; nhấn mạnh ưu tiên hỗ trợ các nước đang phát triển, sử dụng công nghệ hạt nhân, hỗ trợ thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Ông Amano nhấn mạnh kết quả của hai Hội nghị Bộ trưởng do IAEA tổ chức trong năm qua, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng về an ninh hạt nhân hồi tháng 7 cũng ở Vienna và Hội nghị Bộ trưởng về năng lượng hạt nhân trong thế kỷ 21 hồi tháng 6 ở thành phố Saint Petesbourg của Nga. Hai hội nghị này dự báo trong vòng 20 năm tới, điện hạt nhân sẽ chiếm tỷ lệ 17-19% tổng sản lượng điện toàn thế giới, trong đó tăng trưởng ở châu Á mạnh nhất.


Trụ sở IAEA. (Ảnh: iaea.org)

Ông Amano cho biết IAEA sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ các nước về ứng dụng hạt nhân, quản lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ, cũng như tăng cường điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn hạt nhân.

Chiều 17/9, Thứ trưởng Lê Đình Tiến đã phát biểu tại Phiên họp toàn thể, giới thiệu các hoạt động nổi bật trong sử dụng năng lượng hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và tình hình triển khai dự án điện hạt nhân ở Việt Nam trong năm qua.

Thứ trưởng nhấn mạnh các đóng góp của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế trong sử dụng hạt nhân vào mục đích hòa bình, bảo đảm an toàn, an ninh và không phổ biến hạt nhân, trong đó việc tăng cường hợp tác quốc tế với IAEA đóng vai trò trung tâm.

Ông Lê Đình Tiến nêu rõ là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong các lĩnh vực an toàn, an ninh và không phố biến hạt nhân, Việt Nam trong năm qua đã kết thúc thành công Chương trình chuyển đổi nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, phê chuẩn Nghị định thư bổ sung của Hiệp định thanh sát giữa Việt Nam và IAEA, gia nhập Công ước bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân và phê chuẩn phần sửa đổi của Công ước, đồng thời đã cơ bản hoàn tất các thủ tục để sớm gia nhập Công ước chung về an toàn chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng. Những đóng góp quan trọng và thiết thực này của Việt Nam được IAEA và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Trong thời gian tham dự Đại hội đồng, đoàn Việt Nam đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các đoàn đại biểu các nước và các cơ quan chuyên môn của IAEA nhằm mở rộng và thúc đẩy hợp tác đa phương và song phương trên các lĩnh vực an toàn, an ninh, thanh sát hạt nhân, xây dựng cơ sở hạ tầng hạt nhân, hợp tác pháp quy, hợp tác kỹ thuật, đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân.

Khóa họp đã nhất trí kết nạp hai thành viên mới của IAEA là Brunei và Bahamas, đồng thời bổ nhiệm lại ông Yukiya Amano làm Tổng giám đốc IAEA nhiệm kỳ 4 năm lần thứ hai. Đại hội đồng sẽ họp đến hết ngày 20/9 và sẽ xem xét các chương trình và hoạt động của IAEA thông qua ngân sách năm 2014, bầu các thành viên Hội đồng thống đốc, cơ quan điều hành IAEA.

Bên lề Khóa họp, Diễn đàn Khoa học IAEA năm nay với chủ đề “Hành trình xanh” đã giới thiệu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong bảo vệ môi trường biển. Diễn đàn đã thảo luận các thách thức do biến đổi khí hậu và quá trình axít hóa đại dương gây ra, cũng như vai trò của kỹ thuật hạt nhân trong phát triển bền vững thông qua các biện pháp gìn giữ môi trường biển.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News