ICAO phát triển các công cụ mới chống bụi núi lửa

Ngày 27/6, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã công bố một loạt công cụ mới góp phần làm giảm mạnh tác động của bụi núi lửa đối với các hoạt động hàng không quốc tế trong tương lai.

>>> Loại radar có khả năng phát hiện tro bụi núi lửa

Các công cụ mới này là kết quả nghiên cứu của Nhóm đặc nhiệm quốc tế về bụi núi lửa được ICAO thành lập sau vụ núi lửa ở Iceland phun trào gây tắc nghẽn vận tải hàng không quốc tế hồi tháng 4 năm 2010.

Các công cụ này bao gồm một ấn phẩm mới hướng dẫn các hoạt động hàng không trong tình huống bụi núi lửa; một tình huống mẫu về xử lý kế hoạch bay khẩn cấp trong bụi núi lửa và các khuyến nghị về công nghệ mới và các yêu cầu hệ thống cần thiết cho các hệ thống phát hiện bụi núi lửa đặt trên mặt đất, trên máy bay và trên vệ tinh.


Bụi núi lửa Iceland

Tổng Thư ký ICAO, Raymond Benjamin, nêu rõ rằng các thách thức bất ngờ do vụ núi lửa ở Iceland phun bụi năm 2010 là cơ hội quan trọng để cộng đồng hàng không toàn cầu tăng cường tri thức khoa học tập thể, cũng như các phản ứng phối hợp hoạt động hàng không quốc tế phòng chống bụi núi lửa, cho dù các núi lửa hoạt động ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào trên thế giới.

Núi lửa ở Iceland phun trào đã làm gián đoạn nghiêm trọng nhất các hoạt động hàng không quốc tế kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Sự gián đoạn này cho thấy nguy cơ dễ bị tổn thương của hệ thống hàng không hiện đại trước các thảm họa tự nhiên, nhưng cũng thúc đẩy ngành hàng không quốc tế đẩy nhanh nghiên cứu khoa học để tìm các biện pháp vượt qua thách thức này.

Các hãng hàng không, các sân bay, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, các cơ quan kiểm soát không lưu và các hãng chế tạo máy bay quốc tế và các hiệp hội buôn bán toàn cầu đã tích cực đóng góp các nguồn tài lực và nguồn lực trí tuệ vào nỗ lực này.

Các chuyên gia ICAO khẳng định với các công cụ mới, nếu núi lửa phun bụi xảy ra hôm nay, mặc dù vẫn còn nhiều thách thức, nhưng ngành hàng không quốc tế chắc chắn sẽ xử lý tốt hơn nhiều so với hồi tháng 4 năm 2010. Các nỗ lực xác lập cân bằng thích hợp giữa an toàn và tính đều kỳ của hoạt động hàng không quốc tế trong trường hợp núi lửa hoạt động vẫn phải được thúc đẩy và ICAO cam kết tăng cường các nỗ lực này. Những nghiên cứu về các mức độ tập trung của bụi núi lửa, quản lý thông tin và giám sát núi lửa cũng như các nghiên cứu về những phương pháp mới phát hiện điôxít cácbon trong khí quyển cũng cần được thúc đẩy trong thời gian tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan

Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Đăng ngày: 08/02/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần

Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 03/02/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News