Indonesia có thể phải hứng một trận sóng thần nữa

Một trận động đất mạnh sẽ xảy ra bên dưới quần đảo Mentawai của Indonesia và có thể gây nên sóng thần, một nhà khoa học dự báo. 

Người dân trong tỉnh Aceh, đảo Sumatra, Indonesia dọn dẹp những đống đổ nát sau trận sóng thần năm 2004. Ảnh: Reuters.


Kerry Sieh, giám đốc Đài quan sát trái đất, nói rằng một trận động đất có cường độ lên tới 8,6 độ Richter sẽ xảy ra bên dưới đảo Siberut thuộc quần đảo Mentawai. Đảo Siberut nằm dọc theo đường đứt gãy Sunda (còn gọi là rãnh Sunda) - nơi mà mảng kiến tạo Indo-Australia đâm vào mảng kiến tạo Eurasian, tạo nên vành đai địa chấn Thái Bình Dương. Các nhà khoa học chưa xác định được thời điểm động đất sẽ xảy ra.

"Thảm họa có thể xảy ra trong 30 giây tới 30 năm nữa. Những tài liệu địa chất cho thấy, trong 700 năm qua, những trận động đất cực lớn xảy ra dọc theo rãnh Sunda theo chu kỳ 200 năm", Shieh nói.

Telegraph dẫn lời nhà khoa học này cho biết, sức mạnh của của trận sóng thần sắp tới sẽ nhỏ hơn so với trận sóng thần giết chết hơn 226.000 vào ngày 26/12/2004. Tuy nhiên, nó vẫn có thể cướp đi hàng trăm nghìn sinh mạng do khu vực chịu tác động là vùng duyên hải đông dân của Indonesia.

Vị trí đảo Siberut trong quần đảo Mentawai, Indonesia. Ảnh: mentawaiadventure.com.

Rãnh Sunda trải dài từ phía bắc Myanmar tới đảo Sumatra, đảo Java của Indonesia và chạy về phía đảo Timor.

Một đoạn có chiều dài 1.600 km nằm ở phía bắc rãnh Sunda - kéo dài từ Myanmar tới tỉnh Aceh thuộc đảo Sumatra - từng đứt gãy vào năm 2004, gây nên sóng thần trên Ấn Độ Dương. Những đợt sóng lớn dạt vào Ấn Độ và châu Phi. Một trận động đất bên dưới quần đảo Mentawai sẽ đẩy sóng về phía tây nam của Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, sóng thần cũng có thể tiến về phía vùng bờ biển đông dân cư trên đảo Sumatra, Indonesia. Quần đảo Mentawai sẽ làm giảm bớt sức mạnh của sóng thần trước khi nó ập vào đảo Sumatra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 28/06/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 25/06/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 23/06/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 22/06/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 18/06/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 18/06/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 17/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News