Indonesia đã bị mất 4.000 hòn đảo
Nằm trên quần đảo lớn nhất thế giới và được mệnh danh là Vương quốc của nghìn đảo, Indonesia đã bị mất 4.000 hòn đảo trong những năm qua và giảm xuống còn khoảng 13.000 hòn đảo sau một cuộc điều tra dân số đảo vừa mới kết thúc của đất nước này - hãng thông tấn Antara của Indonesia cho biết.
Một phần của vương quốc nghìn đảo Indonesia nhìn từ trên cao. Ảnh: Bee
Tuy nhiên, việc suy giảm số lượng các hòn đảo ở quốc gia này lại không hề có liên quan tới việc mực nước biển dâng cao do hiện tượng nóng lên toàn cầu, hoặc việc khai thác lượng lớn cát để xuất khẩu của quốc gia này - Sudirman Saad, người đứng đầu bộ phận giám sát bờ biển và các đảo lớn nhỏ trực thuộc Bộ Thủy sản và giao thông đường thủy Indonesia cho biết.
"Theo kết quả khảo sát mới nhất, tổng số đảo của chúng tôi đã giảm còn khoảng 13.000 hòn đảo. Đây là số liệu điều tra chính xác nhất chúng tôi có được, còn những kết quả điều tra trước đây đều không được kiểm chứng" - ông Sudirman Saad cho biết.
Chương trình nghiên cứu thống kê số lượng đảo của Indonesia được bắt đầu vào cuối năm 2005 sau khi Liên Hợp Quốc lên tiếng kêu gọi Indonesia thực hiện quyền lợi quốc tế hợp pháp của mình là đặt tên cho tất cả những hòn đảo nằm thuộc chủ quyền thống nhất của họ.
Tại thời điểm trước khi Liên Hợp Quốc đưa ra lời kêu gọi, các quan chức của Bộ Thủy sản và giao thông đường thủy tạm thời đồng ý rằng chính thức họ chỉ có 17.504 hòn đảo trong đó có khoảng 6.000 hòn đảo không có người ở dựa trên số liệu thống kê được cung cấp bởi các quan chức chính phủ cũng như các chính trị gia nổi loạn của nước này.
Nhưng tới năm 2010, việc thống kê lại đã kết thúc và chính phủ Indonesia đã chính thức công bố bản danh sách cuối cùng tên gọi 13.000 hòn đảo của họ. Dự kiến năm 2012 sẽ đăng ký tên cho tất cả các hòn đảo.
Chạy dọc hơn 5.000 km theo đường xích đạo, Indonesia sở hữu tới gần một nửa số lượng đảo trên thế giới trong đó có những hòn đảo lớn như New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), chiếm 2/3 diện tích đảo lớn Kalimantan (còn thuộc sở hữu của cả Malaysia và Brunei) và hòn đảo lớn thứ 6 trên thế giới Sumatra. Tuy nhiên, khoảng 60% của 240 triệu người Indonesia lại tập trung sống trên hòn đảo tương đối nhỏ là Java, hòn đảo có diện tích nhỏ bằng 1/3 diện tích của thủ đô nước Nga.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
