Indonesia: Hàng loạt dư chấn sau trận động đất mạnh 7,8 độ Richter

Indonesia, Úc phát cảnh báo sóng thần nhưng rút bỏ sau hai giờ. Dự báo thương vong, thiệt hại không lớn vì vị trí xảy ra động đất xảy ra khá xa khu dân cư.

Sáng 3/3, một số trận dư chấn mạnh tiếp tục làm rung chuyển đảo Sumatra (Indonesia) sau khi khu vực này xảy ra một trận động đất mạnh tới 7,8 độ Richter vào đêm trước đó. Cơ quan Khí tượng và Địa lý quốc gia Indonesia (IMGA) cho biết có tới sáu dư chấn trong suốt đêm 2/3 tới sáng 3/3.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) đo được một trận dư chấn mạnh tới 5,6 độ Richter, xảy ra ở độ sâu 10km, cùng địa điểm đã xảy ra trận động đất rất mạnh 7,8 độ Richer đêm trước.

Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra ở ngoài khơi phía tây đảo Sumatra khoảng gần 8 giờ tối 2/3 (giờ Indonesia). USGS ban đầu đo trận động đất mạnh tới 8,2 độ Richter nhưng sau đó xác định lại là 7,8 độ Richter. Tâm chấn nằm ở độ sâu 24km dưới đáy biển. Địa điểm xảy ra động đất cách thị trấn gần nhất là Muara Siberut của Indonesia tới 659km, cách TP Padang 808km.


Người dân thành phố Padang sơ tán tránh nguy cơ sóng thần. (Ảnh: REUTERS).

IMGA đã phát đi cảnh báo sóng thần. Người dân ở thị trấn Muara Siberut và các khu vực gần tâm chấn khác hoảng loạn kéo nhau chạy lên các vùng cao. Tuy nhiên, cảnh báo đã được dỡ bỏ hai giờ sau đó vì IMGA đánh giá nguy cơ xảy ra sóng thần không đáng kể. Sóng thần đã không xảy ra.

Đến thời điểm giữa buổi sáng 3/3 vẫn chưa có thông tin về thương vong và thiệt hại từ trận động đất mạnh 7,8 độ Richter tối 2/3 nhưng dự đoán sẽ không đáng kể vì vị trí xảy ra động đất khá xa khu dân cư, theo Giám đốc IMGA Andi Eka Sakya. Báo cáo ban đầu của Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ quốc gia Indonesia cho thấy có người chết nhưng sau đó rút lại thông tin này. IMGA dự báo sẽ không có động đất mạnh hơn, kêu gọi người dân bình tĩnh.


Người dân thành phố Padang sơ tán tránh nguy cơ sóng thần. (Ảnh: REUTERS).

Rung chuyển từ trận động đất mạnh 7,8 độ Richter này lan cả tới Singapore, cách đó tới 1.237km, báo Strait Times (Singapore) dẫn thông tin từ Cơ quan Cảnh sát Singapore.

Úc cũng phát đi cảnh báo sóng thần ở các vùng đảo Cocos và Christmas, tuy nhiên không khuyến cáo dân sơ tán. Ấn Độ ra thông báo trận động đất Indonesia không có nguy cơ tạo sóng thần ở Ấn Độ.

Tháng 12/2004 tại đảo Sumatra cũng xảy ra một trận động đất mạnh 9,1 độ Richter tạo ra một cơn sóng thần kinh hoàng cao tới 17,4m, giết chết khoảng 230.000 người ở hàng chục nước châu Á, phần lớn là ở tỉnh Aceh trên đảo Sumatra của Indonesia (126.741 người). Hàng loạt khu vực dân cư bị xóa sạch khỏi bản đồ chỉ trong nháy mắt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News