Indonesia: Núi lửa phun trào như hàng nghìn quả bom phát nổ

3 người Indonesia đã thiệt mạng trong ngày 14/2, sau khi ngọn núi lửa Kelud trên đảo Java phun trào dữ dội, thổi tro bụi và đất đá bay cao hàng chục km vào không khí. Nhiều chuyến bay đã bị hủy trong khi tiếng nổ của núi lửa có thể nghe cách xa 200km.

Theo Cơ quan giảm trừ thảm họa Indonesia, tiếng nổ từ núi lửa Kelud trên đảo Java có thể nghe thấy từ địa điểm cách xa tới 200km.

“Núi lửa phun trào như thể hàng nghìn quả bom phát nổ”, Ratno Pramono, một nông dân 35 tuổi cho biết trong lúc kiểm tra lại tài sản của mình trong ngôi làng Sugihwaras, cách ngọn núi chỉ 5km. “Tôi đã nghĩ ngày tận thế đang đến. Phụ nữ và trẻ em la hét, khóc lóc vì sợ hãi”.


Núi lửa phủ tro bụi lên mọi thứ trong bán kính hàng trăm cây số

Tro bụi và đất đá rơi xuống khắp các thành phố trong vùng, trong đó có Surabaya, thành phố lớn thứ hai của Indonesia với 3 triệu dân.

Tại Yogyakarta, lái xe thậm chí phải bật đèn pha giữa ban ngày do tro bụi núi lửa làm giảm tầm nhìn.

Nhiều công nhân đã vội vã dùng vải bạt che khu đền thờ nổi tiếng có tuổi đời 900 năm Borobudur, nhằm bảo vệ nơi này.

Tại làng Pandansari, một phụ nữ 60 tuổi và một cụ ông 80 tuổi đã thiệt mạng khi mái nhà của họ sập xuống do sức nặng của tro bụi và nham thạch, cơ quan chức năng địa phương cho biết.

Một cụ ông 70 tuổi khác thiệt mạng do tường đổ trong lúc đợi để được di tản khỏi cùng ngôi làng trên, nơi tro bụi có nơi phủ dày tới 20cm.

Trước đó chính phủ Indonesia đã ra lệnh cho khoảng 200.000 cư dân trong những ngôi làng nằm trong bán kính 10km quanh ngọn núi phải di tản.

Bộ giao thông Indonesia cũng đóng cửa các sân bay quốc tế tại Surabaya, do tầm nhìn giảm cũng như nguy cơ tro bụi làm hư hỏng động cơ máy bay.


Máy bay cũng phủ đầy tro bụi

Theo tờ Bưu điện Jakarta, ít nhất 12 chuyến bay từ sân bay Soekarno-Hatta của Jakarta tới sân bay Djuanda tại Surabaya đã bị hủy.

Khi màn đêm buông xuống, ngon núi lửa vẫn tiếp tục sôi sục, phun tro bụi rất cao vào không khí.

Muhammad Hendrasto, người đứng đầu cơ quan theo dõi núi lửa Indonesia cho biết ngọn núi phun trào dữ dội khoảng 90 phút, sau khi cơ quan chức năng nâng cảnh báo lên mức cao nhất.

Kediri, một thị trấn thường đông đúc và sầm uất, cách ngon núi chừng 30km trong ngày 14/2 hoàn toàn vắng vẻ, do người dân ở trong nhà để tránh khói bụi.

“Mùi khí lưu huỳnh và tro bụi bay dày đến mức việc hít thở trở nên đau đớn”, Insaf Wibowo, một cư dân địa phương cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News