Indonesia rung chuyển vì động đất mạnh, ít nhất 1 người chết

Một trận động đất mạnh 6,6 độ richter đã làm rung chuyển hòn đảo Sumatra ở phía tây Indonesia vào sáng sớm nay, làm 1 bé trai 12 tuổi thiệt mạng và khiến mọi người đổ ra đường trong sự hoảng loạn.

Trận động đất có tâm chấn nằm cách thành phố Medan, thủ phủ của tỉnh Bắc Sumatra, nằm trên hòn đảo Sumatra, khoảng 100km về phía bắc và ở độ sâu 110km, theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS).

Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương đặt tại Hawaii cho hay trận động đất không có nguy cơ gây ra sóng thần.


Ảnh minh họa biểu đồ một trận động đất.

Cơn địa chấn xảy ra lúc khoảng 1 giờ sáng nay giờ địa phương trong lúc mọi người đang say giấc, khiến người dân sống tại các ngôi làng và thị trấn ở khu vực phía bắc đảo Sumatra hoảng sợ.

Ông Maura Sakti, một thị trưởng tại thành phố Subulussalam, cho hay 1 bé trai đã thiệt mạng do động đất. Ít nhất 1 người cũng bị thương.

Hàng trăm người đã được sơ tán tới các trung tâm tạm trú trong khi giới chức rà soát thiệt hại của trận động đất. Một số cột điện đã bị gãy, đổ vào các ngôi nhà và gây ra mất điện.

“Vợ tôi hét lên, còn các con tôi thì khóc”, Burhan Mardiansyah, 37 tuổi, một người dân tại thị trấn Singkil bị ảnh hưởng bởi động đất, cho hay.

“Tôi nhìn thấy các bức tường bắt đầu rạn nứt và mọi thứ trong ngôi nhà đổ lung tung. Ơn trời là chúng tôi vẫn an toàn”, Mardiansyah nói thêm.

Tại Medan, thủ phủ tỉnh Bắc Sumatra, hàng trăm bệnh nhân đã được sơ tán khỏi một bệnh viện. Mọi người từ các khách sạn và các ngôi nhà đổ ra đường. Lo sợ các cơn dư chấn, nhiều người đã từ chối quay lại nhà.

Indonesia nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương, nơi sự va chạm của các mảng kiến tạo gây ra hiện tượng động đất và núi lửa.

Hồi năm 2004, trận động đất mạnh trên 9,1 độ richter ngoài khơi Sumatra đã gây ra trận sóng thần kinh hoàng ở Ấn Độ Dương, cướp đi sinh mạng của khoảng 230.000 người, với một nửa trong số họ sống tại tỉnh Aceh ở cực tây của Indonesia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 26/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News