Insulin là gì? Vai trò, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng insulin

Insulin là một chất vô cùng quen thuộc, đặc biệt là với những người mắc đái tháo đường hay những người có người nhà mắc bệnh đái tháo đường. Vậy vai trò, tác dụng phụ, lưu ý khi sử dụng Insulin theo hướng dẫn của Bộ Y tế là như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.

1. Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy tiết ra. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.


Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu.

Insulin được tổng hợp ở tế bào Beta trong đảo tụy bằng sự hoạt động của bộ máy tổng hợp protein trong tế bào. Insulin cũng là tác nhân duy nhất trong cơ thể có thể làm giảm nồng độ Glucose trong máu.

2. Vai trò của Insulin

Sau khi chúng ta ăn một bữa cơm thì một lượng tinh bột khá lớn sẽ đi vào cơ thể, khi đó chúng sẽ làm tăng sự kích thích đến tế bào beta ở đảo tụy để có thể tiết ra Insulin. Sau đó, Insulin sẽ tác động vào các quá trình giữ và dự trữ glucose trong cơ thể và đặc biệt là gan và mô mỡ.

Khi nồng độ glucose trong máu của bạn cao thì glucose sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen và được dự trữ trong gan và khi bạn đói, lượng glucose trong máu giảm, glycogen sẽ được biến đổi trở lại thành glucose để tiếp tục đi vào máu, đảm bảo lượng đường trong máu.

Insulin ảnh hưởng lớn đến lượng đường trong máu. Bệnh đái tháo đường có nguyên nhân từ việc lượng đường trong máu tăng cao. Insulin chính là hormone làm ức chế sự chuyển hóa glycogen thành glucose và đi vào máu, nếu như thiếu hụt Insulin thì glycogen sẽ không ngừng chuyển hóa và đưa một lượng thừa thãi glucose vào máu gây ra đái tháo đường.


Insulin trong cơ thể.

3. Các loại Insulin và lưu ý khi sử dụng

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đối với người bệnh đái tháo đường, thuốc Insulin là một liều thuốc quan trọng trong việc điều trị bệnh này. Có 4 loại Insulin chính đó là Insulin tác dụng nhanh, ngắn, Insulin tác dụng trung bình, trung gian, Insulin tác dụng chậm, kéo dài và cuối cùng là Insulin trộn, hỗn hợp.


Không nên tự ý tiêm insulin.

Một số lưu ý quan trọng khác

4. Tác dụng phụ của Insulin

Insulin có các tác dụng phụ điển hình như hạ glucose huyết, gây hiện tượng somogyi, dị ứng Insulin, loạn dưỡng mô mỡ, tăng cân.

Trong đó, hạ glucose huyết là tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng Insulin tiêm trực tiếp vào cơ thể. Khi lượng Insulin thừa thì cũng sẽ gây ức chế sự chuyển hóa glycogen khiến lượng glucose trong máu bị giảm mạnh.

Hiện tượng somogyi là hiện tượng quá liều Insulin, dẫn đến việc hạ glucose huyết và làm phóng thích ra quá nhiều hormone điều hòa ngược làm gây ra hiện tượng tăng glucose huyết phản ứng.

Các tác dụng phụ khác như dị ứng Insulin khá hiếm gặp trong thời điểm hiện tại.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất