Đã tìm ra cách điều trị tiểu đường bằng insulin không tiêm qua da

Các nhà khoa học tại Viện Công Nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ đã tìm ra cách đưa insulin vào cơ thể bằng đường uống thông qua những viên thuốc con nhộng và một hệ thống tiêm insulin đặc biệt.

Một trong những căn bệnh phổ biến nhất thế giới là bệnh tiểu đường và những người mắc bệnh này hầu hết phải phụ thuộc vào insulin (một loại hormon do tuyến tụy tiết ra có tác dụng chuyển hóa carbonhydrat hay đường trong máu). Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất đối với các bệnh nhân tiểu đường khi điều trị bằng insulin, đó là việc họ phải tiêm qua da mỗi ngày.


Những người mắc bệnh tiểu đường hầu hết phải phụ thuộc vào insulin.

Trước hết, họ sẽ được kiểm tra lượng đường trong máu bằng cách chích ngón tay. Sau đó họ sẽ được tiêm insulin qua da để đi thẳng vào mạch máu khi cần thiết. Tuy nhiên, phác đồ điều trị tiêm insulin hàng ngày thường để lại sự ám ảnh lớn đối với nhiều bệnh nhân. Đó là lý do nhiều bệnh nhân rất tha thiết muốn có một phương pháp truyền insulin vào cơ thể qua đường uống.

Cách đây nhiều năm, đã có nhiều nhà khoa học Mỹ tìm giải pháp tạo ra các viên thuốc để đưa insulin vào máu qua hệ tiêu hóa. Nhưng có một trở ngại lớn khiến nhiều nhà nghiên cứu phải chùn bước, đó là dịch vị dạ dày. Làm sao để viên thuốc insulin có thể đi qua trót lọt dạ dày mà không bị axit dạ dày phân hủy, đó lả cả một vấn đề.

Mới đây, các nhà khoa học tại MIT đã phát triển thành công một dạng viên nang mới, cho phép đứa insulin vào cơ thể qua đường uống hiệu quả mà không lo tới vấn đề dịch vị dạ dày.

Theo Slashgear, viên nang có kích thước chỉ bằng quả việt quất và bên trong chứa một cây kim nhỏ có chứa một lượng insulin đã được nén lại. Khi viên nang đi qua dạ dày tới ruột, nó sẽ tiêm trực tiếp vào thành ruột và truyền insulin vào máu.


Viên nang có kích thước chỉ bằng quả việt quất và bên trong chứa một cây kim nhỏ có chứa một lượng insulin đã được nén lại.

Ưu điểm của viên nang là nó có khả năng tự định hướng và thiết kế dạng thuôn dài về hai đầu cho phép nó có thể lăn hoặc trượt trong mọi ngóc ngách của hệ tiêu hóa.

Vì viên nang chỉ có một đầu kim nên nó phải có khả năng tự định hướng khi tiêm. Đầu kim được làm bằng 100% insulin đã cô đặc và đông lạnh. Kim được gắn vào một đầu lò xo nén để tạo lực khi tiêm. Toàn bộ viên nang và đầu kim hoàn toàn có thể phân hủy sinh học sau khi hoàn tất nhiệm vụ. Được biết, ý tưởng về đầu kim insulin chứa trong viên nhộng lấy cảm hứng từ loài rùa báo với phần mai nhô cao và hơi dốc.

Do dạ dày của con người không có các thụ thể gây đau nên người uống sẽ không có cảm giác khó chịu khi đầu kim tiêm insulin vào trong máu.


Cơ chế hoạt động của viên nang chứa insulin.

Các nhà khoa học tự tin khẳng định, phương pháp này có thể giúp đưa vào cơ thể đủ lượng insulin cần thiết để giảm đường trong máu xuống ngưỡng an toàn. Nhóm nhấn mạnh, phương pháp đường uống này có hiệu quả tương đương tiêm qua da.

Thử nghiệm trên lợn với liều lượng 300 microgram insulin, các nhà khoa học đã thành công trong việc đưa insulin vào máu của chúng. Sau đó họ đã tăng liều lượng lên 5mg, tương đương với lượng cần cung cấp qua đường tiêm cho bệnh nhân mắc tiểu đường type-2 và kết quả rất khả quan.

Hơn nữa, loại viên nang trên hứa hẹn có thể sử dụng để tiêm nhiều loại thuốc khác vào cơ thể mà không cần phải tiêm qua da. MIT hiện đang hợp tác với công ty dược phẩm Norvo Nordisk để nghiên cứu tính khả thi và năng thương mai hóa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News