Kế hoạch xây màn khổng lồ bao trùm Nam Cực có vấn đề
Các nhà nghiên cứu lo ngại kế hoạch xây dựng màn che khổng lồ để bảo vệ thềm băng Nam Cực có thể dấy lên căng thẳng chính trị giữa các nước.
Trong tình hình các vùng cực đang tan chảy ở tốc độ chóng mặt, những nhà khoa học nảy ra ý tưởng xây dựng một màn che khổng lồ dưới nước bao quanh thềm băng để bảo vệ thế giới khỏi mực nước biển dâng cao. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí International Affairs, một nhóm chuyên gia quan hệ quốc tế cảnh báo kế hoạch này có thể dẫn tới nhiều rắc rối chưa từng thấy, IFL Science hôm 26/11 đưa tin.
Nam Cực mất khoảng 17 triệu tấn băng mỗi giờ. (Ảnh: Mozgova).
Kế hoạch đề xuất trong một bài báo hồi tháng 1/2024 trên tạp chí Nature kêu gọi xây dựng một màn che nổi cao 100 m neo vào đáy biển, trải dài 80 km quanh những thềm băng có nguy cơ cao nhất như thềm băng Tây Nam Cực. Các tác giả của bài báo thừa nhận họ không hoàn toàn rõ liệu ý tưởng có hiệu quả hay không, nhưng cho rằng đây là một giải pháp cần khám phá để ngăn chặn mực nước biển dâng cao trong vài thập kỷ tới.
Trong nghiên cứu mới, một số chuyên gia cho rằng siêu dự án địa kỹ thuật trên có khả năng biến Nam Cực thành "chủ thể gây bất hòa trên trường quốc tế". Hàng chục nước đã ký Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực vào năm 1959, cấm hoạt động quân sự, thử nghiệm hạt nhân và khai thác mỏ trong khu vực. 7 nước gồm Argentina, Australia, Chile, Pháp, New Zealand, Na Uy và Anh đã tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Nam Cực, nhưng tuyên bố của họ bị vô hiệu hóa bởi hiệp ước.
Theo kết quả nghiên cứu, dự án Ice Sheet Curtain có thể làm đảo lộn hòa bình lâu dài thông qua khuấy động những tranh cãi mới về chủ quyền, trách nhiệm và an ninh. Dù Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực gác lại các tuyên bố về lãnh thổ, nó không giúp giải quyết tranh chấp, do đó hoạt động như địa kỹ thuật có thể bị đánh đồng là phục vụ lợi ích của quốc gia nào đó, theo Shibata Akiho, nhà nghiên cứu luật quốc tế ở Đại học Kobe, Nhật Bản.
Kobe và cộng sự xem xét những bất đồng trước đây để tìm hiểu liệu có thể xử lý tình huống hay không. Ví dụ, nhóm nghiên cứu chỉ ra một cuộc tranh cãi dữ dội xoay quanh khai thác khoáng sản ở Nam Cực nổ ra vào thập niên 1980, nhưng được giải quyết thành công bởi Nghị định thư về bảo vệ môi trường đối với Hiệp ước Nam Cực năm 1991, nghiêm cấm khai thác khoáng sản vĩnh viễn tại đây.

Gió mùa hạ là gì?
Khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Lũ quét là gì? Lũ quét thường xảy ra ở đâu, khi nào?
Lũ quét là một loại lũ có tốc độ mực nước lên rất nhanh khi một khối lượng nước khổng lồ di chuyển nhanh từ địa hình cao xuống thấp.

Trước khi phát minh ra dự báo thời tiết, người xưa đã dự đoán bão như thế nào?
Người xưa không có sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại như radar hay vệ tinh, nhưng qua sự tương tác sâu sắc với môi trường xung quanh, họ đã phát triển những cách dự đoán thời tiết đáng kinh ngạc.

Một số biện pháp phòng chống sét đánh
Hiện đang vào mùa mưa giông ở Việt Nam vì vậy hiện tượng sét đánh thường xuyên xảy ra rất dễ gây nguy hiểm cho chúng ta.

Trung Quốc biến sa mạc rộng gấp 2 lần Thượng Hải, gây ám ảnh với cồn cát cao tới 60m thành ốc đảo xanh
Chỉ trong hơn 30 năm, người Trung Quốc đã phủ xanh hơn 3.200km2 của sa mạc này.

Bí mật đằng sau công nghệ gây mưa nhân tạo của Arab Saudi: Bước đột phá về thời tiết!
Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất trên thế giới, đang chuyển sang kỹ thuật gieo mây gây mưa nhân tạo để làm tăng lượng mưa.
