Kem chống nắng của các loài thực vật
Thực vật không bị cháy nắng vì nó tiết ra chất đóng vai trò như kem chống nắng, giúp bảo vệ chúng khỏi các tia mặt trời có hại.
>>> Vì sao kem chống nắng có thể chống được nắng?
>>> Lá chắn của san hô chống đươc tia cực tím
Theo nghiên cứu gần đây trên tạp chí của Hội hóa học Mỹ, thực vật tồn tại được nhờ hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời, nhưng chúng không bao giờ bị cháy nắng vì có một lớp "kem chống nắng" đặc biệt phủ trên những chiếc lá và cành non, Nature World News cho hay.
Các phân tử este sinapate phủ trên lá giúp cây chống lại tia cực tím có hại. (Ảnh: Pixabay)
Cũng như con người, việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có hại từ mặt trời không chỉ khiến thực vật bị đốt cháy mà còn gây tổn thương nghiêm trọng đến DNA. Kết quả là sự phát triển của thực vật có thể bị cản trở nếu không được bảo vệ bởi bóng râm của cây bên cạnh và kem chống nắng tự nhiên của riêng mình.
Nhà hóa học Timothy Zwier và đồng nghiệp tại Đại học Purdue, Mỹ, cho biết thực vật tạo ra các phân tử đặc biệt, gọi là este sinapate để ngăn chặn bức xạ tia cực tím B (UVB) xâm nhập sâu hơn vào lá, làm giám đoạn sự phát triển bình thường của cây trồng.
Nhóm nghiên cứu đã chuyển đổi các phân tử este sinapate thành trạng thái khí và bắn tia bức xạ UVB vào chúng. Họ nhận thấy rằng, các phân tử este sinapate có khả năng hấp thụ bức xạ ở mọi bước sóng trong phổ UVB.
Một lớp phủ este sinapate trên cây không phải là dày, đó là lý do tại sao rất khó để nhận ra chúng trên lá cây của hầu hết các thực vật.