Kenya phát hiện những nguồn nước ngầm khổng lồ
Chính phủ Kenya ngày 11/9 cho biết với sự trợ giúp của vệ tinh và radar, các nhà khoa học đã phát hiện các nguồn nước ngầm lớn tại các vùng lòng chảo Turkana và Lotikipi ở miền Bắc nước này, có thể đáp ứng nhu cầu của Kenya trong vòng 70 năm.
>>> Khai thác nước ngầm gây động đất?
Phát biểu tại Hội nghị cấp cao về an ninh nước và hợp tác do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp với Chính phủ Kenya tổ chức ở thủ đô Nairobi từ ngày 11-13/9, Bộ trưởng Môi trường Kenya Judi Wakhungu cho rằng, việc phát hiện hai tầng chứa nước khổng lồ mở ra tương lai tươi sáng cho vùng Turkana nói riêng và cả nước Kenya nói chung.
Hai tầng chứa nước khổng lồ mở ra tương lai tươi sáng cho Kenya. (Ảnh: skynews.com.au)
Bà cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục thăm dò các nguồn tài nguyên này một cách có trách nhiệm và gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Ngoài việc ưu tiên cung cấp nước cho người dân, chúng tôi cũng đang xem xét khả năng lấy nước phục vụ các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp".
Theo đánh giá của các chuyên gia, các nguồn nước mới được phát hiện có trữ lượng tới 250 tỷ m3, có thể cung cấp nước sinh hoạt và canh tác cho cả đất nước Kenya trong vòng 70 năm. Tuy nhiên, ông Abou Amani, chuyên gia thuỷ văn của UNESCO tại châu Phi, đã yêu cầu Chính phủ Kenya thận trọng và sớm xây dựng một hệ thống quản lý để tránh khai thác quá mức các tầng nước ngầm.
Năm ngoái, các nhà khoa học quốc tế đã công bố việc phát hiện các nguồn nước ngầm cực lớn tại nhiều quốc gia châu Phi, trong đó có những khu vực khô cằn nhất của thế giới. Theo điều tra của UNESCO, hiện có 17 triệu trong tổng số 41 triệu người dân Kenya không được tiếp cận nguồn nước sạch.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
