Kéo băng từ Bắc Cực xuống Châu Phi
Một nhóm chuyên gia Pháp đã thực hiện thành công mô hình kéo một tảng băng khổng lồ từ Bắc Đại Tây Dương xuống tây bắc châu Phi, dự án thực tế sẽ giúp giải quyết vấn nạn hạn hán trầm trọng ở châu lục này, tờ Physorg cho hay.
Thập kỉ 70 của thế kỷ trước, Georges Mougin, khi đó là một kỹ sư mới tốt nghiệp đã nảy ra một ý tưởng khổng lồ. Đó là những tảng băng trôi nổi trên biển Bắc Đại Tây Dương có thể được buộc lại và kéo xuống phía nam tới những khu vực chịu hạn hán nghiêm trọng như vùng Sahel ở Tây Phi. Mougin đã nhận được sự hỗ trợ từ hoàng tử Ả rập tuy nhiên các chuyên gia thời đó đã chế nhạo ý tưởng của Mougin và toàn bộ kế hoạch cuối cùng đã bị treo lại.
Năm 2009, một công ty phần mềm Pháp có tên Dassault Systemes đã xem xét lại ý tưởng của Mougin và cho rằng ý tưởng này có thể khả thi và liên hệ với ông đề nghị được làm mô hình toàn bộ ý tưởng trên máy vi tính. Sau khi hoàn thành mô hình, 15 kỹ sư của nhóm nghiên cứu đã kết luận hoàn toàn có thể kéo một tảng băng từ vùng biển quanh.
Một tảng băng 30 triệu tấn có thể cung cấp nước ngọt cho nửa triệu dân châu Phi trong vòng 1 năm. (Ảnh: Trevor Williams)
Newfoundland (gần Canada) đến quần đảo Canary ngoài khơi bờ biển tây bắc châu Phi trong thời gian 5 tháng, tuy nhiên chi phí sẽ vào khoảng gần 10 triệu USD.
Trong mô hình mô phỏng giống hệt hiện thực, tảng băng được chọn, đầu tiên sẽ được bọc một lớp áo bảo vệ để ngăn chặn việc tan chảy; sau đó sẽ được nối với một tàu kéo di chuyển với tốc độ 1,852 km/giờ (đã tính lực cản của các dòng hải lưu). Trong thí nghiệm mô hình, tảng băng đến đích sẽ mất đi 38% trong tổng trọng lượng 7 tấn.
Tất nhiên dự án thực tế sẽ kéo một tảng băng khổng lồ hơn nhiều. Các chuyên gia ước tính một tảng băng cỡ 30 triệu tấn có thể cung cấp nước ngọt cho nửa triệu dân trong vòng một năm.
Các nhà khoa học cũng xem xét vấn đề vận chuyển nước từ tảng băng ở biển đến tận tay những nạn nhân trong vùng hạn hán. Toàn bộ chi phí khổng lồ cho một dự án như vậy, ước tính bao gồm chi phí của lớp áo bảo vệ tảng băng, nhiên liệu dầu dùng cho tàu kéo trong 5 tháng, nhân lực liên quan và cuối cùng là chi phí phân phát nước ngọt từ bờ biển vào tận nơi từng địa phương trong khu vực hạn hán.
Các nhà khoa học cho biết có khoảng 40.000 tảng băng lở ra khỏi mũi băng Bắc cực hàng năm. Một phần nhỏ băng lở đó đã đáng để mất thời gian và chi phí cho việc kéo chúng đến những vùng bị hạn hán, như là khu vực Sừng châu Phi (Đông Phi) hiện nay.
Kỹ sư Mougin đã 86 tuổi hiện đang đi gây quĩ cho dự án thực tế.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
