Kết luận về tiếng nổ lớn trong lòng đất ở Quảng Nam

Theo kết luận sơ bộ ban đầu, nguyên nhân gây nên hiện tượng rung chấn kèm theo tiếng nổ tại huyện Bắc Trà My, trong thời gian qua là động đất kích thích với cường độ từ 3,5 đến 4 độ richter.

>>> Lòng đất Quảng Nam phát tiếng nổ như bom

Ngay sau khi kết thúc đợt khảo sát thực địa tại huyện Bắc Trà My, chiều ngày 1/12, đoàn khảo sát Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Bắc Trà My và các sở ban ngành tỉnh Quảng Nam.

Theo đó, nguyên nhân gây nên hiện tượng rung chấn kèm theo tiếng nổ tại huyện Bắc Trà My, trong thời gian qua là động đất kích thích với cường độ từ 3,5 đến 4 độ richter. Hoạt động của các đới đứt gãy theo trục Bắc và Tây Bắc Đông Nam tại bờ trái của thủy điện Sông Tranh đã có từ trước. Biểu hiện là đã xuất lộ suối nước nóng Nước Vin thuộc xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My. Việc tích nước của thủy điện càng làm gia tăng cường độ hoạt động của đới đứt gãy.

Kết luận về tiếng nổ lớn trong lòng đất ở Quảng Nam
Việc tích nước của thủy điện Sông Tranh càng làm
gia tăng cường độ hoạt động của đới đứt gãy.

Đoàn đã khảo sát thực địa tại 24 điểm thuộc các xã từ huyện Bắc Trà My lên huyện Nam Trà My gồm xã Trà Tân, Trà Đốc, Trà Giáp, Trà Giác và Thị trấn Trà My (thuộc huyện Bắc Trà My) và các xã Trà Dơn, Trà Mai ( thuộc huyện Nam Trà My). Vào nhiều thời điểm khác nhau, người dân tại các địa phương trên đều nhận thấy được hiện tượng rung động và kèm theo tiếng nổ lớn với nhiều mức độ khác nhau. Gần đây nhất là những rung động mạnh kèm theo tiếng nổ lớn xảy ra đêm 27 và rạng sáng 28/11.

Các thành viên trong đoàn khảo sát, PGS.TS Phan Trọng Trịnh và TS. Lê Trường Sơn (Viện Vật lý địa cầu) cho biết thêm, động đất kích thích liên quan đến sự tích nước của thủy điện đã xảy ra ở nhiều hồ chứa lớn như Hòa Bình, Sơn La… theo xu thế giảm dần và sau 5 năm sau, hiện tượng sẽ hết khi việc tích nước thuỷ điện đạt trạng thái cân bằng. Động đất kích thích tại thuỷ điện Sông Tranh 2 khoảng 3,5 - 4 độ Richter, trong khi thủy điện này chịu được động đất 5 độ Richter nên không có gì quá nguy hiểm. Hiện tượng này cũng không gắn liền với việc hoạt động của núi lửa.

Có thể gây nguy hiểm cho người dân

Tuy nhiên đoàn khảo sát cũng cho rằng, mức động đất này tuy không ảnh hưởng đến công trình thủy điện nhưng có thể sẽ gây nguy hiểm cho người dân. Vì vậy phải xác định vùng có hoạt động động đất mạnh để xây dựng phương án di dời dân cho hợp lý.

Viện Địa chất và Vật lý địa cầu sẽ soạn thảo tờ rơi, tạo website cảnh báo động đất để tuyên truyền cho nhân dân. Bên cạnh đó, chủ đầu tư thủy điện Sông Tranh 2 là Ban Quản lý dự án thủy điện 3 phải có trách nhiệm đặt máy đo gia tốc tác động đến bờ đập thủy điện.

Về phía địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Minh Cả đề nghị đoàn khảo sát sớm có báo cáo chính thức để UBND tỉnh thông báo cho nhân dân biết tường tận về hiện tượng nêu trên, trấn an người dân không nên quá hoang mang, đồng thời chỉ đạo chính quyền địa phương có phương án ứng xử hợp lý để đảm bảo tính mạng, tài sản của dân, đồng thời kiến nghị các bộ, ngành chức năng liên quan cần đặt ở khu vực Trà My một trạm quan trắc để an dân.

Cũng theo ông Cả, nếu trong những ngày tới tiếp tục xuất hiện động đất tại đây thì lãnh đạo tỉnh Quảng Nam sẽ có kế hoạch cho dân diễn tập phòng tránh động đất nhằm hạn chế thiệt hại nếu có động đất lớn xảy ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News